Bước đầu đánh giá sự cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tổn thương tủy sống do chấn thương

Bước đầu đánh giá sự cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tổn thương tủy sống do chấn thương

Bước đầu đánh giá sự cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tổn thương tủy sống do chấn thương tại khoa phục hồi chức năng bệnh viện bạch mai.Tổn thương tủy sống (TTTS) là tình trạng bệnh lý gây nên giảm hoặc mất vận động tứ chi hoặc hai chi dưới kèm theo những rối loạn khác về cảm giác, bàng quang, ruột, sinh dục… Bệnh nhân TTTS thường chỉ được quan tâm điều trị trong giai đoạn cấp sau đó xuất viện mà chưa được chú trọng đúng mức đến giai đoạn phục hồi chức năng, giai đoạn sẽ góp phần quyết định đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [5].

Hàng năm trên thế giới, tỷ lệ TTTS có xu hướng ngày càng gia tăng ở các nước phát triển cũng như ở Việt Nam. Nạn nhân phần lớn là nam giới trong độ tuổi lao động. Năm 2004 tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mới mắc là 11.000 người, tỷ lệ hiện mắc là 250.000 người, trong đó nam chiếm 80%, nữ chiếm 20%, độ tuổi trung bình là 31,2, đặc biệt trong độ tuổi lao động từ 16 – 59 chiếm 60%. Hàng năm, nước này phải chi trả hàng trăm triệu đôla cho việc điều trị những bệnh nhân này [21].

Ở Việt Nam, từ năm 2000 đến 2005, mỗi năm Trung tâm Phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận điều trị khoảng 50 bệnh nhân bị TTTS trong đó độ tuổi lao động chiếm 86% [16]. Theo nghiên cứu của Lương Tuấn Khanh (1998), nguyên nhân chủ yếu gây TTTS là do tai nạn giao thông và tai nạn lao động [9]. TTTS là bệnh ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống của người bệnh. Trước đây, TTTS được coi là một bệnh không thể chữa trị, nhưng ngày nay người ta thấy rằng những bệnh nhân TTTS nếu được điều trị và can thiệp sớm, đúng cách thì có thể sống một cuộc sống như bình thường [17]. Mục tiêu của phục hồi chức năng không chỉ phục hồi nhanh nhất các chức năng sinh lý của bệnh nhân mà còn cải thiện được chất lượng cuộc sống ở mức cao nhất cho người bệnh [5].

Theo Van Koppenhagen. CF nghiên cứu tại Pháp (2009), đánh giá sự hài lòng về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân TTTS trong quá trình điều trị nội trú cho

thấy: tổng số điểm hài lòng cải thiện từ 5,3 ± 0,16 khi vào viện lên đến 6,5 ± 0,17 lúc xuất viện và vẫn ổn định 6,5 ± 0,16 trong năm đầu tiên sau khi ra viện [30]. Theo Lin. KH và CS nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân TTTS và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bằng cách sử dụng bảng câu hỏi của Hiệp hội chấn thương tủy sống Trung Quốc (1992 -1993) cho thấy bệnh nhân liệt tứ chi hoàn toàn có chất lượng cuộc sống thấp nhất (-0,41), sau đó đến bệnh nhân liệt tứ chi không hoàn toàn (-0,31), bệnh nhân liệt hai chi dưới hoàn toàn (-0,13) và liệt hai chi dưới không hoàn toàn (-0,04) [20].

Hiện nay ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt tủy. Do đó, để góp phần vào công tác điều trị và chăm sóc phục hồi chức năng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân TTTS, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Bước đầu đánh giá sự cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tổn thương tủy sống do chấn thương” với hai mục tiêu:

1. Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tổn thương tủy sống khi được chăm sóc và phục hồi chức năng.

2. Mô tả bước đầu một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tổn thương tủy sống do chấn thương tại khoa phục hồi chức năng – bệnh viện Bạch Mai.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………..1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………3

1.1. Sơ lược giải phẫu chức năng cột sống . ………………………………………………3

1.1.1. Cột sống …………………………………………………………………………………….3

1.1.2. Tủy sống…………………………………………………………………………………….4

1.2. Đại cương về tổn thương tủy sống……………………………………………………..4

1.2.1. Khái niệm tổn thương tủy sống………………………………………………………4

1.2.2. Dịch tễ học tổn thương tủy sống …………………………………………………….5

1.2.3. Nguyên nhân tổn thương tủy sống …………………………………………………6

1.2.4. Phân loại tổn thương tủy sống………………………………………………………..6

1.2.5. Biểu hiện lâm sàng của liệt tủy ………………………………………………………7

1.2.6. Thương tổn thứ cấp thường gặp ……………………………………………………..9

1.3. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân tổn thương tủy sống……………………..9

1.3.1. Định nghĩa………………………………………………………………………………….9

1.3.2. Ý nghĩa chức năng của các mức tủy sống bị tổn thương……………………..9

1.3.3. Nhiệm vụ, vai trò của điều dưỡng trong PHCN……………………………….10

1.4. Chất lượng cuộc sống……………………………………………………………………..16

1.4.1. Định nghĩa:……………………………………………………………………………….16

1.4.2. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tổn thương tủy sống theo tiêu chuẩn

Châu Âu …………………………………………………………………………………………..16

1.5. Một số nghiên cứu có liên quan trên thế giới và trong nước……………….18

1.5.1. Trên thế giới ……………………………………………………………………………..18

1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước………………………………………………….18

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU………………20

2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………..20

2.1.1. Số lượng và đặc điểm đối tượng: ………………………………………………….20

2.1.2. Tiêu chuẩn chọn lựa mẫu và loại trừ ……………………………………………..20

Thang Long University Library

2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………..20

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………20

2.2.2. Biến số và kỹ thuật thu thập số liệu……………………………………………….20

2.2.3. Xử lý số liệu ……………………………………………………………………………..22

2.2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………………………22

2.2.5. Vấn đề đạo đức nghiên cứu………………………………………………………….22

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………..23

3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu …………………………….23

3.1.1. Đặc điểm về tuổi………………………………………………………………………..23

3.1.2. Đặc điểm về giới tính………………………………………………………………….23

3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn……………………………………….24

3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp …………………………………………….24

3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo mức độ kinh tế…………………………………………24

3.1.6. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng hôn nhân…………………………………..25

3.1.7. Nguyên nhân tổn thương tủy sống ………………………………………………..25

3.1.8. Vị trí tổn thương………………………………………………………………………..26

3.1.9. Thời gian từ khi bệnh nhân tai nạn đến khi vào trung tâm PHCN……….26

3.1.10.Mức độ tổn thương ASIA …………………………………………………………..27

3.1.11. Phân bố bệnh nhân theo biện pháp can thiệp…………………………………27

3.1.12. Tổn thương thứ cấp…………………………………………………………………..28

3.2. Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống trước và sau khi được PHCN …… 29

3.2.1. Điểm trung bình CLCS qua các thời điểm đánh giá ………………………… 29

3.2.2. Sự thay đổi CLCS của bệnh nhân sau khi được PHCN 1 tháng………….29

3.2.3. Sự thay đổi khả năng hoạt động độc lập chức năng…………………………. 30

3.3. Một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi CLCS ở bệnh nhân………………30

3.3.1. Mối liên quan giữa tuổi và sự thay đổi CLCS sau 1 tháng chăm sóc PHCN…. 30

3.3.2. Mối liên quan giữa giới và sự thay đổi CLCS …………………………………31

3.3.3. Mối liên quan giữa nguyên nhân tổn thương và sự thay đổi CLCS……..31

3.3.4. Mối liên quan giữa vị trí tổn thương và sự thay đổi CLCS ………………..32

3.3.5. Mối liên quan giữa mức độ tổn thương ASIA và sự thay đổi CLCS……32

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………..33

4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu …………………………….33

4.1.1. Tuổi…………………………………………………………………………………………33

4.1.2. Giới tính ………………………………………………………………………………….. 33

4.1.3. Đặc điểm gia đình, kinh tế – xã hội ……………………………………………….34

4.1.4. Nguyên nhân gây tổn thương tủy sống…………………………………………..34

4.1.5. Vị trí tổn thương tủy sống……………………………………………………………35

4.1.6. Mức độ tổn thương ASIA ……………………………………………………………35

4.2. Sự thay đổi chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tổn thương tủy sống sau

khi được PHCN…………………………………………………………………………………… 36

4.3. Sự thay đổi khả năng hoạt động độc lập chức năng ………………………….. 36

4.4. Một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi CLCS………………………………….37

4.4.1. Ảnh hưởng của tuổi ……………………………………………………………………37

4.4.2. Ảnh hưởng của giới ……………………………………………………………………38

4.4.3. Ảnh hưởng của vị trí tổn thương …………………………………………………..38

4.4.4. Ảnh hưởng của mức độ tổn thương ASIA………………………………………38

KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………….39

KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Leave a Comment