Bước đầu đánh giá tác dụng của từ trường nhân tạo đối với hồi phục một số chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ não, trong đó 5 triệu người tử vong, 5 triệu người tàn tật vĩnh viễn. Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới sau nhồi máu cơ tim và là căn nguyên hàng đầu gây tàn phế với 92,6% di chứng vận động [5] [64]. Đột quỵ não gây ra 5,7 triệu trường hợp tử vong trong năm 2005, con số này sẽ tăng tới 6,5 triệu vào năm 2015 và 7,8 triệu vào năm 2030. Ước tính mỗi năm có khoảng 730.000 người Mỹ bị đột quỵ não, trong đó % trường hợp là đột quỵ mới, % bị đột quỵ não tái diễn. 90% các trường hợp đột quỵ não xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, tỷ lệ tàn tật cao gấp bẩy lần so với các nước phát triển [33][89][94]. Trong những năm gần đây tỷ lệ bệnh có xu hướng gia tăng ở các nước Châu Á. Theo thông báo chung của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ hiện mắc của đột quỵ não là 500 đến 800/100.000 dân. Ở Việt Nam tỷ lệ hiện mắc từ 104/100.000 dân ở một số quận Hà Nội đến 106/100.000 dân ở Huế, 157/100.000 dân ở thị xã Hà Đông và 104/100.000 dân tại thành phố Hồ Chí Minh [5]. Đột quỵ não thực sự là một gánh nặng cho các nước chậm và đang phát triển.
Tỷ lệ nhồi máu não ở Châu Á chiếm 70-80% các trường hợp đột quỵ não [5][29][67]. Cơ chế gây chết tế bào não trải qua nhiều bước trung gian cho đến nay vẫn chưa được biết đầy đủ. Vì vậy vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu trừ yếu tố hoạt hóa mô (rtPA) được Hiệp hội Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ xác nhận. Trong vòng năm mươi năm qua tỷ lệ bị đột quỵ não đã giảm nhưng hậu quả của đột quỵ não không có sự thay đổi. Việc tìm ra các phương thức điều trị hữu hiệu vẫn còn một chặng đường dài. Một hướng mà các nhà khoa học rất hy vọng là cắt đứt vòng xoắn của phản ứng viêm trong nhồi máu não [34][35][49][58][71][86].
Từ trường là một phương pháp điều trị đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới nhưng vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam. Với đặc tính tác dụng ưu việt lên quá trình viêm, mạch máu và hệ thần kinh, từ trường được đánh giá là một phương pháp điều trị tiềm năng trong nhồi máu não.
Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về từ trường, cả nghiên cứu cơ bản và ứng dụng như Nga, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Hoa Kỳ, …. Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của từ trường trong lĩnh vực sinh – y học, nhưng số lượng chưa nhiều, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của từ trường lên quá trình hồi phục thần kinh ở bệnh nhân sau nhồi máu não. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Bước đầu đánh giá tác dụng của từ trường nhân tạo đối với hồi phục một số chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não”.
Mục tiêu của đề tài:
Đánh giá tác dụng của từ trường nhân tạo trong hồi phục một số chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9
1.1. Đặc điểm chính về giải phẫu và sinh lý tuần hoàn não 9
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu chức năng tuần hoàn não 9
1.1.2. Đặc điểm sinh lý tuần hoàn não 12
1.2. Nhồi máu não 13
1.2.1. Định nghĩa 13
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ của thiếu máu não cục bộ 13
1.2.3. Bệnh học nhồi máu não 14
1.2.4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng đột quỵ nhồi máu não 19
1.2.5. Điều trị nhồi máu não 21
1.3. Điều trị bằng từ trường 24
1.3.1. Cơ sở ứng dụng từ trường trong điều trị 24
1.3.2. Một số nghiên cứu ứng dụng từ trị liệu 27
1.3.4. Liều điều trị từ trường và liều an toàn 30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 32
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 32
2.1.3. Chống chỉ định điều trị từ trường 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33
2.2.3. Chọn mẫu 33
2.2.4. Các thông tin thu thập cho nghiên cứu 33
2.2.5. Xử lý số liệu 34
2.2.6. Đánh giá 34
2.2.7. Phương pháp điều trị 36
2.2.8. Đạo đức nghiên cứu: 37
SƠ ĐỒ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 39
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 39
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 42
3.2. Tác dụng của từ trường nhân tạo lên quá trình phục hồi 49
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng của hai nhóm khi vào viện 49
3.2.2. Sự biến đổi mạch, huyết áp dưới tác dụng của từ trường nhân tạo 50
3.2.3. Sự phục hồi thần kinh ở hai nhóm 53
3.2.4. Thời điểm can thiệp và số lần điều trị từ trường với phục hồi thần
kinh 55
3.3. Tác dụng phụ của từ trường 57
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 58
4.1. Các yếu tố liên quan đến nhồi máu não 58
4.1.1. Giới tính 58
4.1.2. Tuổi và đột quỵ não 59
4.1.3. Béo phì, tăng lipid máu 60
4.1.4. Tăng huyết áp 61
4.1.5. Đái tháo đường và tăng đường máu 62
4.1.6. Chỉ số bạch cầu và khiếm khuyết thần kinh 64
4.1.7. Bán cầu tổn thương và phân bố khu vực tổn thương 65
4.1.8. Vị trí tổn thương và đặc điểm lâm sàng 65
4.2. Tác dụng của từ trường nhân tạo lên quá trình phục hồi thần kinh 66
4.2.1. Ảnh hưởng của từ trường nhân tạo lên tần số mạch 66
4.2.2. Ảnh hưởng của từ trường nhân tạo lên huyết áp 67
4.2.3. Phục hồi thần kinh 68
4.2.4. Tác dụng phụ của từ trường 72
KẾT LUẬN 74
KIẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 1 88
PHỤ LỤC 2 91
DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 97