Bước đầu đánh giá tác dụng của viên nang Hải mã Nhân sâm trên bệnh nhân mãn dục nam

Bước đầu đánh giá tác dụng của viên nang Hải mã Nhân sâm trên bệnh nhân mãn dục nam

Luận văn thạc sĩ Bước đầu đánh giá tác dụng của viên nang Hải mã Nhân sâm trên bệnh nhân mãn dục nam.Mãn dục nam là một bệnh mang tính xã hội sâu sắc, bệnh liên quan mật thiết đến sự suy giảm nồng độ testosterone trong máu, tuy không phải là bệnh cấp cứu, nhưng nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến hạnh phúc của từng gia đình [5]. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhóm người này cũng được đặc biệt quan tâm.
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng nội tiết tố testosterone ở nam giới giảm sút liên quan tới từng độ tuổi, ước tính hàng năm lượng tetosterone bị giảm thường kỳ từ 0,8% – 1,3% khi bắt đầu bước vào lứa tuổi 30 và đến 50-70 tuổi tổng lượng tetosterone trong máu sẽ giảm 30% – 50%[5], [20], [21], [19],[41], [51], [56]. Tuy nhiên sự giảm nồng độ testosterone là không hằng định trên từng cá thể.Giảm testosterone theo tuổi dẫn đến một loạt nguy cơ như: Giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương – không giao hợp được,  giảm số lượng tinh trùng – khó có con, giảm mật độ xương và loãng xương, tích lũy mỡ ở ngoại vi, nội tạng và rối loạn chuyển hóa…[5],[21]. Do đó suy giảm nội tiết tố ở nam là xu hướng tất yếu gắn liền với tuổi và ảnh hưởng đến nhiều chức năng sinh lý bình thường của cơ thể, mở đầu cho một loạt các biểu hiện lão hóa ở nam giới nhưng thường bị bỏ qua và không được điều trị. Bệnh tuy không gây tử vong, cũng như không cần phải xử trí cấp cứu, nhưng đã dần dần ảnh hưởng tới cuộc sống tinh thần của người bệnh. Trong tâm tư sâu thẳm của người bệnh luôn bị ám ảnh một mặc cảm bất lực của một phế nhân hết sức nặng nề. Trạng thái mất cân bằng này sinh ra chán nản trong công tác, trong các sinh hoạt giao tiếp đời thường, trầm cảm trong suy tư và là nguồn gốc của nhiều chứng bệnh khác về tâm thần [5], [30]. 


       Y học hiện đại (YHHĐ) điều trị bệnh mãn dục nam chủ yếu sử dụngnội tiết tố thay thế nhưng chi phí đắt và có nhiều tác dụng không mong muốn[4],[5],  [7], [41]. Chính vì vậy việc nghiên cứu và ứng dụng thảo dược y học cổ truyền trong điều trị bệnh nãm dục nam đang là hướng đi được ưu tiên hiện nay. Vì thuốc y học cổ truyền có thể dùng dài ngày và có ít ảnh hưởng bất lợi [30], [42].
Theo lý luận của y học cổ truyền các biểu hiện của bệnh mãn dục nam thuộc phạm vi các chứng: Nam tử bất dục, Tảo tiết, Vô tử, Dương nuy, Tuyệt tử…[30], [42].Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh mãn dục nam giới đến nay không nằm ngoài phạm vi của tạng thận. Thận  hư dẫn đến thận tinh hư tổn làm dương vật không đủ độ cương cứng, xuất tinh sớm, tinh trùng ít, thiểu năng sinh dục. Vì vậy các bài thuốc, vị thuốc bổ thận giữ vai trò chủ chốt trong điều trị bệnh nãm dục nam [30], [42]. Trong đó Nhân Sâm (NS), Hải Mã (HM), Nhung Hươu là những dược liệu quý, có giá trị lớn trong chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe con người [15], [17],[25], [26], [28].
Dựa trên những thành tựu nghiên cứu thực nghiệm hiện đại về Hải mã Nhân sâm của Tiến sỹ Đậu Xuân Cảnh (2002)[13] kết hợp với biện chứng luận trị Y học cổ truyền chúng tôi thực hiện đề tài: “Bước đầu đánh giá tác dụng của viên nang Hải mã Nhân sâm trên bệnh nhân mãn dục nam”, nhằm 2 mục tiêu:
1.    Xác định độc tính cấp của viên nang Hải mã Nhân sâm trên thực nghiệm.
2.    Đánh giá tác dụng của viên nang Hải Mã Nhân Sâm trên bệnh nhân mãn dục nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.    Lê Xuân Ân, Nguyễn Hữu Vọng (1962), “Dùng kỷ tử chữa bệnh liệt Dương”, Tạp chí y học thực hành, Bộ y tế xuất bản, số 2, tr: 15-19.
2.    Trần QuánAnh (1995), ‘Nhận xét bước đầu việc điều trị 100 bệnh nhân mãn dục tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội”. Tạp chí y học Thực hành số 7, 8 tr: 17 -19.
3.    Trần Quán Anh (1999), ”Điều trị rối loạn cương dương bằng tiêm Caverject vào vật hang” , Sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản phụ nữ, Hà Nội, tr:102-105.
4.    Trần Quán Anh (2003), “Rối loan cương dương”, Bệnh học tiết niệu, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr: 730-749.
5.    Trần Quán Anh (2011),” Mãn dục nam giới”, Bệnh học giới tính nam: Nhà xuất bản y học, tr: 232-252.
6.    Trần Quán Anh và cộng sự (2013),”Đánh giá kết quả điều trị mãn dục nam giới bằng Alipas”, Tạp chí y học Việt Nam, tr: 425-430.
7.    Trần Quán Anh, Nguyễn Phương Hồng (2009) “Rối loạn cương dương”, Bệnh học giới tính nam, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 450-479.
8.    Đỗ Huy Bích, Nguyễn Thượng Dong, Vũ Ngọc Lộ, Đoàn Thị Nhu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, Tập I-II, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
9.    Bộ y tế (2009), “Dược điển Việt Nam”, tập IV, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
10.    Bộ y tế (2010), ”Sâm Việt Nam”, Dược điển Việt Nam, lần xuất bản thứ III, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr: 456-457.
11.    Bộ Y tế. Quy chế đánh giá tính an toàn và hiệu lực thuốc cổ truyền. Quyết định số 371/BYT-QĐ ngày 12/3/1996.
12.    Đậu Xuân Cảnh, Nguyễn thị Minh Đức, Nguyễn Nhược Kim (2007), “Nghiên cứu tác dụng của hải mã và sâm Việt Nam lên hình thái – chức năng của tinh hoàn chuột cống trắng trưởng thành”, Luận án tiến sỹ y học, Đại học y Hà Nội.
13.    Đậu Xuân Cảnh, Phạm Thị Minh Đức (2002), “Nghiên cứu tác dụng của Hải mã lên một số chỉ số chức năng sinh sản ở chuột đực”, Luận văn thac sỹ y học, Đại học y Hà Nội.
14.    Hoàng Bảo Châu (1997),  “Lý luận cơ bản Y  học cổ truyền”, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr: 53-58.
15.    Hoàng Bảo Châu (2001), “Các thầy thuốc xưa và nay viết gì về Nhân sâm” Tạp chí nghiên cứu Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Bộ y tế, Viện y dược học cổ truyền Việt Nam, 1, tr: 12-15.
16.    Hoàng Đình Châu (1964), “Châm cứu chữa bệnh liệt dương”, Tạp chí y học thực hành, Bộ y tế xuất bản, số 2,tr: 14-15.
17.    Võ Văn Chi (2012), “Cá ngựa”, Từ điển động vật và khoáng sản làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr: 83-86.
18.    Võ Văn Chi (2012), “Nhung Hưu”, Từ điển động vật và khoáng sản làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
19.    Đào Xuân Dũng (2006), “Tình dục học đại cương”, Nhà xuất bản y học.
20.    Mai Bá Tiến Dũng (2016), ”Mãn dục ở nam giới:hư cấu và thực tế lâm sàng”, Hội nghi mãn kinh toàn quốc,tr 231-238.
21.    Vương Tiến Hòa (2012), “Suy chức năng tuyến sinh dục và mãn dục nam”, Bệnh học nam giới với sinh sản và tình dục: Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr: 43-52.
22.    Lê Sơn Hùng, Phạm Văn Trịnh (2001), “Nghiên cứu tác dụng điều trị rối loạn cương dương của bài thuốc kinh nghiệm chè tan BTD”,Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
23.    Nguyễn Thị Thu Hương, Trần Mỹ Tiến (2001), ”Nghiên cứu tác dụng chống stess và chống trầm cảm của Sâm Việt Nam và hoạt chất Majonosid-R2”, Tạp chí dược  liệu, 6(1), tr: 25-27.
24.    Hạnh Lâm, Nguyễn Văn Minh (1991), ”Hải mã”, Dược tính chỉ nam II, Nhà xuất bản Long An, tr: 462.
25.    Đỗ Tất Lợi (2016), “Hải mã”, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản y học, HàNội, tr: 950.
26.    Đỗ Tất Lợi (2016), “Nhân sâm”, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr: 804-808.
27.    Đỗ Tất Lợi (2016), “Nhung Hưu”, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.tr 937- 945
28.    Lê Quý Ngưu, Trần Thị Như Đức (1999), ”Dược tài đông y”, Nhà xuất bản Thuận Hóa, tr: 47-56.
29.    Nguyễn Thới Nhâm, Phan Văn Đệ, Trần Công Luận, Shoji Shibata(2000), “Nghiên cứu về dược liệu học và hóa học của cây Sâm Việt Nam”, Công trình nghiên cứu khoa học(1987-200), Viện dược liệu, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr: 456-460.
30.    Phạm Xuân Sinh (1999), ”Mối quan hệ chức năng thận (YHCT) với một số tuyến nội tiết và các hoormon của chúng”, Hội y học cổ truyền Việt Nam, số 307/1999, tr:11-14.
31.    Nguyễn Thế Thịnh (2000), “Nghiên cứu tác dụng của viên Tribelus trong điều trị rối loạn cương dương”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học y Hà Nội.
32.    Đoàn Minh Thuỵ, Trương Việt Bình (2006), “Đánh giá tác dụng bài thuốc Hồi xuân hoàn trong điều trị rối loạn cương dương”,(do thận dương hư), Tạp chí y học thực hành, số 546, tr: 57- 61.
33.    Trần Thúy (2000), “Nạn kinh”, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr: 26-27.
34.    Trấn Thúy (2001), “Nội kinh”, Nhà xuất bản y học, Hà Nội,tr: 70-72.
35.    Trần Thúy, Trương Việt Bình (1996), “Liệt dương”, Chuyên đề nội khoa y học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, Hà Nội , tr: 281-289.
36.    Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (2001), “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh”, tái bản nguyên bản,  Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tập 1-2.
37.    Đỗ Đàm Trung (2014), Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc, NXB Y học, Hà Nội, tr. 11-137.
38.    Trường Đại học dược Hà Nội: Bộ môn dược cổ truyền (2000), ”Hải mã”, Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr:356.
39.    Từ điển bách khoa dược học (1999) “Cá ngựa”, Nhà xuất bản từ điển bách khoa, Hà Nội, tr: 94.
40.    Từ điển bách khoa dược học (1999), “Nhân sâm”, Nhà xuất bản từ điển bách  khoa, Hà Nội, tr: 437.
41.    Nguyễn Quang Tuấn (2013), “Suy giảm sinh dục nam khởi phát muộn và vai trò của testosterone trong bệnh tim mạch chuyển hóa”, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr: 55-164.
42.    Viện Y học cổ truyền Quân đội (2002), ”Chứng bệnh vô sinh do nam giới”, kết hợp đông tây y chữa một số bệnh khó, Nhà xuất bản y học, tr: 278-287.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Tổng quan mãn dục nam theo Y học hiện đại    3
1.1.1. Giới thiệu các thuật ngữ:    3
1.1.2. Định nghĩa    3
1.1.3. Phân loại    3
1.1.4. Nguyên nhân    4
1.1.5. Cơ chế bệnh sinh    5
1.1.6. Triệu chứng lâm sàng     6
1.1.7. Chẩn đoán    7
1.1.8. Điều trị    8
1.2. Tổng quan về mãn dục nam theo Y học cổ truyền    9
1.2.1. Những cơ sở lý luận về sinh lý sinh dục của YHCT    9
1.2.2. Mãn dục nam theo y học cổ truyền    12
1.3. Tổng quan về viên nang Hải mã nhân sâm sử dụng trong nghiên cứu    13
1.3.1. Thành phần viên nang Hải mã nhân sâm:    13
1.3.2. Phân tích thành phần của viên nang Hải mã nhân sâm:    14
1.3.3. Công dụng    18
1.3.4. Chủ trị    18
1.3.5. Liều dùng    18
1.3.6. Chống chỉ định    18
1.3.7. Nơi sản xuất:    18
1.4. Các nghiên cứu đã có của viên nang Hải mã Nhân sâm    19
1.5. Các nghiên cứu liên quan    19
1.5.1. Nghiên cứu nước ngoài    19
1.5.2. Nghiên cứu tại Việt Nam    20
CHƯƠNG 2  CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    22
2.1. Chất liệu nghiên cứu    22
2.2. Đối tượng nghiên cứu    22
2.2.1. Nghiên cứu độc tính cấp của viên nang Hải mã nhân sâm    22
2.2.2. Nghiên cứu tác dụng của viên nang Hải mã nhân sâm    22
2.3. Phương pháp nghiên cứu    24
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu    24
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    24
2.3.3. Chỉ tiêu nghiên cứu    25
2.3.4. Công cụ sử dụng trong nghiên cứu    26
2.3.5. Phương pháp tiến hành    26
2.3.6. Phương pháp đánh giá kết quả    27
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu    29
2.4.1. Nghiên cứu độc tính cấp của viên nang Hải mã nhân sâm    29
2.4.2. Nghiên cứu tác dụng của viên nang Hải mã nhân sâm trên lâm sàng    30
2.5. Phương pháp xử lý số liệu    30
2.6. Đạo đức nghiên cứu    30
2.7. Quy trình nghiên cứu    31
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    32
3.1. Độc tính cấp của viên nang Hải mã nhân sâm    32
3.2. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu    33
3.2.1. Đặc điểm tuổi bệnh nhân nghiên cứu    33
3.2.2. Đặc điểm nghề nghiệp bệnh nhân nghiên cứu    34
3.2.3. Đặc điểm trình độ học vấn bệnh nhân nghiên cứu    34
3.2.4. Đặc điểm hôn nhân của bệnh nhân nghiên cứu    35
3.2.5. Đặc điểm thói quen sinh hoạt của bệnh nhân nghiên cứu    35
3.2.6. Đặc điểm thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu    36
3.2.7. Đặc điểm bệnh nhân theo phân loại thể bệnh Y học cổ truyền    36
3.2.8.     Đặc điểm tâm lý của đối tượng nghiên cứu    37
3.3. Tác dụng của viên nang Hải mã nhân sâm    37
3.3.1. Sự thay đổi điểm IIEF trước và sau điều trị    37
3.3.2. Sự thay đổi độ cương cứng dương vật theo phân loại của Benkert    38
3.3.3. Sự cải thiện mức độ rối loạn chức năng cương dương vật theo thang điểm IIEF    39
3.3.4. Sự cải thiện mức độ rối loạn cương dương theo thang điểm IIEF    40
3.3.5. Sự cải thiện triệu chứng về tình dục sinh sản trước và sau điều trị theo bộ câu hỏi ADAM     41
3.3.6. Sự thay đổi triệu chứng toàn thân trước và sau điều trị theo bộ câu hỏi ADAM     41
3.3.7. Sự thay đổi mức độ của nồng độ testosterone trước và sau điều trị    42
3.3.8. Sự thay đổi nồng độ testosterone trung bình trước và sau điều trị .    42
3.3.9. Sự thay đổi nồng độ LH trước và sau điều trị    43
3.3.10. Sự cải thiện tình trạng tâm lý trước và sau điều trị    43
3.3.11. Sự thay đổi các chứng trạng lâm sàng trước và sau điều trị theo y học cổ truyền thể Thận dương hư    44
3.3.12. Sự thay đổi các chứng trạng lâm sàng trước và sau điều trị theo y học cổ truyền thể Thận âm hư    44
3.3.13. Sự cải thiện nồng độ testosterone về mức bình thường ở hai thể lâm sàng    45
3.3.14. Hiệu quả điều trị chung của viên nang Hải mã nhân sâm    45
3.4. Tác dụng không mong muốn của viên nang Hải mã nhân sâm    46
3.4.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng    46
3.4.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng    46
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    47
4.1. Đánh giá độc tính cấp của viên nang Hải mã Nhân sâm trên thực nghiệm.    47
4.2. Bàn luận về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.    48
4.2.1. Phân bố tuổi    48
4.2.2. Về nghề nghiệp    48
4.2.3. Trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu:    49
4.2.4. Tình trạng hôn nhân:    49
4.2.5. Thời gian bị bệnh:    49
4.2.6. Trạng thái tâm lý    49
4.2.7. Thói quen sinh hoạt    50
4.2.8. Phân loại theo thể Y học cổ truyền    50
4.3. Kết quả điều trị của thuốc nghiên cứu Hải mã nhân sâm theo YHHĐ    51
4.3.1. Kết quả trên lâm sàng    51
4.3.2. Kết quả nghiên cứu nồng độ testosterone và LH huyết thanh:    53
4.4. Kết quả nghiên cứu tác dụng Hải mã Nhân sâm theo YHCT    56
4.5. Kết quả điều trị chung    59
4.6. Tác dụng không mong muốn    61
4.6.1. Lâm sàng:    61
4.6.2. Cận lâm sàng:    62
KẾT LUẬN        63
KIẾN NGHỊ        65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1  QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC
PHỤ LỤC 2  CAM KẾT TÌNH NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 3  BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
PHỤ  LỤC 4  THANG ĐIỂM IIEF
PHỤ LỤC 6  QUY TRÌNH SẢN XUẤT VIÊN NANG HẢI MÃ NHÂN SÂM


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.     Bảng phân độ của Benkert về khả năng cương cứng dương vật    28
Bảng 2.2.     Điểm IIEF đánh giá chức năng cương cứng dương vật    28
Bảng 2.3.     Điểm IIEF đánh giá mức độ rối loạn cương dương vật    28
Bảng 2.4.     Tổng điểm IIEF đánh giá rối loạn cương dương    29
Bảng 3.1.     Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của viên nang Hải mã nhân sâm trên thực nghiệm    32
Bảng 3.2.     Đặc điểm tuổi trung bình bệnh nhân nghiên cứu    33
Bảng 3.3.     Đặc điểm hôn nhân của bệnh nhân nghiên cứu    35
Bảng 3.4.     Đặc điểm thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu    36
Bảng 3.5.     Tác động tâm lý của đối tượng nghiên cứu    37
Bảng 3.6.     Sự thay đổi điểm số IIEF trước và sau điều trị    37
Bảng 3.7.      Đánh giá sự thay đổi các triệu chứng về tình dục sinh sản trước và sau điều trị theo bộ câu hỏi ADAM    41
Bảng 3.8.      Đánh giá sự thay đổi các triệu chứng toàn thân trước vàsau điều trị theo bộ câu hỏi ADAM    41
Bảng 3.9.     Sự thay đổi mức độ của nồng độ testosterone huyết thanh trướcvà sau điều trị    42
Bảng 3.10.     Sự thay đổi nồng độ testosterone huyết thanh trung bình trướcvà sau điều trị    42
Bảng 3.11.     Sự thay đổi nồng độ LH trước và sau điều trị    43
Bảng 3.12.     Sự cải thiện tâm lý của bệnh nhân trước và sau điều trị    43
Bảng 3.13.     Sự thay đổi chứng trạng thể Thận dương hư    44
Bảng 3.14.     Sự thay đổi chứng trạng thể Thận âm hư    44
Bảng 3.15.     Sự thay đổi mức độ của nồng độ testosterone huyết thanh 2 thể theo y học cổ truyền sau điều trị bằng HMNS    45
Bảng 3.16.     Sự thay đổi chỉ số công thức máu trước – sau điều trị.    46
Bảng 3.17.     Sự thay đổi chỉ số sinh hóa máu trước – sau điều trị.    46


 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment