Bước đầu đánh giá tình hình nhiễm trùng phối hợp Virus viêm gan B và virus viêm gan C trên bệnh nhân HIV (+) tại bệnh viện Bạch Mai
Sự lây truyền HIV chủ yếu qua đường tiêm chích ma túy và tình dục [3]; nam giới con đường lây truyền HIV chủ yếu là do tiêm chích ma túy, còn ở nữ giới chủ yếu là do tình dục [2]. Tiêm chích ma túy làm lây lan HIV là con đường gặp ở nhiều nước trên thế giới và là phương thức lây truyền HIV chủ yếu ở các n−ớc Nam và Đông Nam ¸ trong đó có Việt Nam. Cùng chia sẻ những đ−ờng lây truyền giống HIV còn có virus viêm gan B và đặc biệt là virus viêm gan C. Trong những năm gần đây, cũng nh− HIV, nghiện chích ma túy đang có xu h−ớng gia tăng trở thành nguy cơ nhiễm HCV hàng đầu ở tất cả các n−ớc trên thế giới [7]. Mặt khác tác động qua lại giữa nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C và HIV là một vấn đề rất phức tạp, một phần ở đây là do cơ chế đáp ứng miễn dịch cơ thể đối với virus viêm gan B và viêm gan C vẫn ch−a đ−ợc hiểu biết đầy đủ. Nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài n−ớc cho thấy tỷ lệ nhiễm phối hợp giữa HBV và HCV ở bệnh nhân HIV (+) rất cao. Theo Maria Dorricci, tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân HIV (+) chiếm 4 – 94% tùy theo đ−ờng lây nhiễm khác nhau [7]. Theo nghiên cứu của Negredo và cộng sự, 29,6% bệnh nhân HIV (+) ở ý nhiễm cả hai loại virus viêm gan B và C [8]. Sự tăng dữ dội của nhiễm HIV cũng nh− nhiễm phối hợp cả hai loại virus viêm gan B và C là do sử dụng bơm kim tiêm không tiệt trùng, sử dụng cùng lúc cho nhiều ng−ời, ch−a kể vừa tiêm chích vừa quan hệ với gái mại dâm.
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện đa khoa chuyên sâu lớn nhất trong cả n−ớc. Hàng năm số l−ợng bệnh nhân đến khám và điều trị đ−ợc làm xét nghiệm HIV rất nhiều và số l−ợng bệnh nhân đ−ợc chẩn đoán xác
định HIV (+) cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Vì những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục đích:
1. Nghiên cứu tình hình nhiễm trùng phối hợp virus viêm gan B và viêm gan C trên bệnh nhân HIV (+).
2. Mối liên quan giữa đ−ờng lây truyền với nhiễm trùng phối hợp giữa virus viêm gan B, virus viêm gan C và HIV.
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu:
427 bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2002 đ−ợc phát hiện HIV (+) theo chiến l−ợc III của Tổ chức Y tế thế giới tại khoa Vi sinh bệnh viện Bạch Mai.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1.Đánh giá tình trạng nhiễm HBV và HCV:
Máu tĩnh mạch của những bệnh nhân trên được để đông tự nhiên, sau đó ly tâm lấy huyết thanh và bảo quản ở -20oC cho đến khi làm phản ứng.
Tình trạng nhiễm HBV và HCV của những bệnh nhân trên đ−ợc xác định qua việc xét nghiệm tìm HBsAg và Anti HCV.
Các xét nghiệm trên đ−ợc thực hiện tại khoa Vi sinh bệnh viện Bạch Mai.
Các kỹ thuật xét nghiệm:
Bộ sinh phẩm MONOLISA để phát hiện HBsAg của Dianostic Pasteur do hãng Bio – Rad cung cấp.
Bộ sinh phẩm chẩn đoán HCV thế hệ 4 UBI HCV EIA 4.0 do hãng Biomérioux.
Các xét nghiệm: sử dụng kỹ thuật ELISA để phát hiện HBsAg và Anti HCV. Kết quả được đọc trên máy đọc ELISA ở b−ớc sóng 450/620 nm.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích