BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ HẸP NIỆU QUẢN DO LAO BẰNG NIỆU NỘI SOI

BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ HẸP NIỆU QUẢN DO LAO BẰNG NIỆU NỘI SOI

 BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ HẸP NIỆU QUẢN DO LAO BẰNG NIỆU NỘI SOI 

Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng *, Dương Quang Trí ** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: trong 5 nă m qua tại Khoa–Bộ môn Niệu bệnh viện Bình Dân chúng tôi bắt đầu áp dụng nội soi để điều trị can thiệp bệnh nhân hẹp niệu quản do lao. Bài viết này nhằm đánh giá kết quả bước đầu trên 30 bệnh nhân hẹp niệu quản do lao được điều trị bằng niệu nội soi từ đầ u năm 1999 đến cuối năm 2003. 
Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Tấ t cả 30 bệ nh nhâ n hẹ p niệ u quả n do lao niệ u đượ c điề u trị can thiệp theo phác đồ điều trị từng bước hay can thiệp nội soi từ đầ u. Phương pháp can thiệp nội soi gồm đặt thông JJ đơn thuần, nong niệu quản bằng máy soi hay dụng cụ nong, cắt xẻ niệu quản nội soi, hay kết hợp và 
đặt thông JJ số 7,5 – 8,5 Fr., lưu 6 tuần. Theo dõi bệnh nhân sau can thiệp bằng UIV, UPR động học và trong 
một số ít trường hợp bằng xạ hình thận. Cho phép can thiệp trên một niệu quản hẹp tối đa 4 lần. Thời gian 
theo dõi ít nhất 6 tháng sau can thiệp, từ đó rút ra kết quả điều trị.
Kết quả: Trong thời gian 5 năm từ đầu năm 1999 đến cuối 2003 chúng tôi đã điều trị nội soi cho 30 bệnh nhân hẹp niệu quản do lao tuổi từ 31 đến 64, trung bình 40,3. Có 11 nam và 19 nữ . Có 2 / 30 trườ ng hợ p hẹ p di chứng lao; 28 / 30 trường hợp hẹp còn lao niệu tiến triển. Hai trường hợp hẹp niệu quản đi kèm suy giảm chức năng thận. Có 22/ 30 trường hợp (73,3%) hẹp niệu quản một bên; 6 / 30 (20%) hẹp hai bên; hai trường hợp hẹp một bên, chức năng thận bên kia kém như vậy có 36 niệu quản hẹp được xử lý. Mười một trường hợp hẹp một bên trái và 11 trường hợp hẹp một bên phải. Vị trí hẹp: 1 hẹp khúc nối bể thận-niệu quản, 1 hẹp niệu quả n đoạ n giữ a, 23 hẹ p đoạ n chậ u, 9 hẹ p đa tầ ng, 2 hẹp toàn bộ niệu quản, 2 không rõ đoạn hẹp. Chức năng thận trên UIV: 21 thận (58,3%) chức năng tốt; 6 thận (16,6%) chứ c nă ng khá ; 9 thậ n (25%) chứ c nă ng xấ u. Số niệu quản đoạn hẹp =1 cm là 8; đoạn hẹp >1 – < 5 cm: 9 niệu quản; đoạn hẹp =5 cm: 8; hẹp đa tầng: 9; không rõ đoạn hẹp: 2. Số lần thực hiện từ 1-4 lần, trung bình: 1,46 lần. Thời gian theo dõi trung bình: 13 thá ng. Kế t quả : trê n 29 bệ nh nhâ n theo dõ i đượ c vớ i35 niệ u quả n: Tố t: 11 / 35 (31,4%); Khá :1 / 35 (2,85%); 
Trung bình: 4 / 35 (11,4%); Thất bại: 19 / 35 (54,3%). Kết quả theo chiều dài đoạn hẹp: nhóm hẹp =1cm có kết quả tốt: 5 / 8; nhóm hẹp 1-5 cm có kết quả tốt: 4 / 9; và nhóm hẹp =5 cm có kế t quả thấ t bạ i 100% (8 / 8). 
Nhóm hẹp đa tầng có tiên lượng không quá xấu với tỉ lệ chấp nhận được là 3 / 9.
Kết luận: Trong bối cảnh hẹp niệu quản do lao còn rất phức tạp, tỉ lệ thành công chung của nội soi chưa cao: khoảng hơn 1 / 3 (34,3%); các tác giả nước ngoài: 50-64%. Tuy nhiên, nếu tuân thủ chặt chẽ khuyến cáo về độ dài đoạn hẹp =1 cm thì kế t quả tố t đạ t gầ n 2 / 3 trườ ng hợp (5 / 8), tương đương với các tác giả. 
Trong hoàn cảnh bệnh nhân lao niệu còn quá khó khăn,phương tiện dụng cụ còn thiếu thốn, kinh nghiệm chưa nhiều, điều kiện can thiệp trên cơ sở ngoại trú chưa nhiều nên số lần nong còn hạn chế. Đó có thể là nguyên nhân giải thích kết quả nội soi của loạt này chưa cao

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment