Bước đầu khảo sát những lo lắng và mong đợi của người bệnh khi nằm điều trị tại một số bệnh viện
Từ xa xưa, con người đã quan tâm đến vấn đề về tâm lý người bệnh. Khi nền y học hiện đại còn chưa phát triển thì con người thường dùng biện pháp chữa bệnh thiên về tâm lý như:
ma chay, cúng bái… . Khoa học đã chứng minh rằng giữa tâm lý và thực thể có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi con người bị bệnh thì tâm lý cũng ít nhiều bị biến đổi, song nhiều khi yếu tố tâm lý hoặc là nguồn gốc của các bệnh thực thể (bệnh loét dạ dày, bệnh đại tràng, cao huyết áp.), hoặc là yếu tố làm cho bệnh bùng phát.
Yếu tố tâm lý thoải mái giúp con người tăng thêm khả năng chiến thắng bệnh tật. Tuy nhiên cũng có những người bị bệnh hiểm nghèo: HIV, ung thư. nhưng không có tâm lý vững vàng sẽ bị suy sụp nhanh chóng và dẫn đến tử vong. Theo một số tác giả Nga, 40% bệnh nhân thấp khớp cấp phát hiện suy nhược, lo sợ ám ảnh, hysteria, nghi bệnh.(1)
Thực tế cũng cho thấy có tới 50% người bệnh nội khoa phản ánh bệnh tật chủ yếu bằng lời than phiền(2); có khi những thay đổi tâm lý lại xảy ra trước những biến đổi quan trọng về thực thể.
Mục tiêu của ngành y tế nói chung là hướng tới chăm sóc toàn diện. Khi nói đến chăm sóc người bệnh toàn diện, chúng ta phải quan tâm đến 3 yếu tố: Thể chất, tinh thần và xã hội. Tuy nhiên hiện nay tại các cơ sở y tế, yếu tố tinh thần và xã hội của người bệnh còn ít được quan tâm.
Vì vậy để chất lượng chăm sóc đạt hiệu quả, sự hài lòng của người bệnh với bệnh viện cao thì việc hiểu được tâm lý của người bệnh, giúp họ giải toả những lo lắng, đáp ứng những mong đợi của người bệnh để họ yên tâm, tin tưởng và cùng hợp tác điều trị là một việc làm quan trọng của người cán bộ y tế nói riêng và của ngành y tế nói chung. Muốn làm được điều này, trước hết chúng ta phải biết được người bệnh đang có những lo lắng gì? Những mong đợi của họ đối với người cán bộ y tế và các cơ sở y tế?. ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu chính thức nào về lo lắng và mong đợi của người bệnh khi nằm điều trị tại bệnh viện, điều đó đã thôi thúc chúng tôi làm nghiên cứu này nhằm góp phần tìm hiểu câu trả lời cho những vấn đề nêu trên.
Mục tiêu:
1. Khảo sát những lo lắng của người bệnh khi nằm điều trị tại 6 bệnh viện.
2. Tìm hiểu những yếu tố có liên quan đến sự lo lắng của người bệnh.
3. Thăm dò những mong đợi của người bệnh đối với cán bộ y tế cũng như đối với các cơ sở
y tế .
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
– Là những người bệnh đến điều trị bệnh nội trú tại 6 bệnh viện
– Tiêu chuẩn chọn mẫu:
+ Những bệnh nhân nằm điều trị nội trú tại 6 bệnh viện +Đồng ý tham gia trả lời câu hỏi.
2. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang
3. Cách chọn mẫu và số lượng mẫu nghiên cứu 3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện
a. Thời gian thu thập số liệu:
Mục tiêu:
(1) Khảo sát những lo lắng của người bệnh khi nằm điều trị tại 6 bệnh viện.
(2) Tìm hiểu những yếu tố có liên quan đến sự lo lắng của người bệnh.
(3) Thăm dò những mong đợi của người bệnh đối với cán bộ y tế cũng như đối với các cơ sởy tế . Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
Kết quả:
– Có 663 bệnh nhân tham gia trả lời phỏng vấn trong đó có 353 nam (chiếm 53,2%); 310 nữ (chiếm 46,8%).
– Người bệnh sống ở Hà Nội vào viện không đúng tuyến nhiều hơn ở các tỉnh khác (p < 0,01)
– 95% người bệnh có lo lắng khi nằm điều trị tại bệnh viện. Lo lắng lớn nhất của người bệnh về
bệnh tật là không chữa khỏi được bệnh (chiếm 51,6%). Lo lắng này tăng lên có ý nghĩa thống kê đối với những người bệnh vào viện lần sau (p = 0,01)
– Phải nằm ghép là lo lắng lớn nhất của người bệnh đối với bệnh viện (49,5%) – Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Đặng Thị Huệ năm 1998 tại bệnh viện Nhi Trung ương là 32,74%(3>. Lo lắng này tăng lên có ý nghĩa thống kê đối với những người bệnh có bảo hiểm y tế (p = 0,001). Người bệnh không đúng tuyến lo phải nằm ghép hơn người bệnh đúng tuyến (p < 0,02)
– 97% người bệnh có mong muốn nói chung đối với bệnh viện và nhân viên y tế, trong đó: 93,8% có mong muốn đối với nhân viên y tế; 94,7% có mong muốn đối với bệnh viện.
Kết luận:
– 95% người bệnh có lo lắng khi nằm điều trị tại bệnh viện. Đối với bệnh tật thì lo lắng lớn nhất của người bệnh là không chữa khỏi được bệnh (51,6%), tiếp theo là lo bệnh sẽ để lại di chứng sau này (47,1%). Đối với nhân viên y tế thì lo lắng lớn nhất của người bệnh là phải chờ đợi lâu (34,7%). Phải nằm ghép là lo lắng lớn nhất của người bệnh đối với bệnh viện (49,5%) và có 53,1% người bệnh lo lắng không đủ tiền để chữa bệnh.
– Những người bệnh vào viện lần sau lo không chữa khỏi được bệnh hơn những người vào nhập viện lần trước (p = 0,01). Người bệnh không đúng tuyến lo phải nằm ghép hơn người bệnh đúng tuyến (p < 0,02). Người bệnh không có bảo hiểm y tế lo không đủ tiền để chữa bệnh hơn người bệnh có bảo hiểm y tế (p < 0,001).
– 97% người bệnh có mong muốn nói chung đối với bệnh viện và nhân viên y tế, trong đó được tiếp đón chu đáo, niềm nở là mong muốn lớn nhất của người bệnh đối với nhân viên y tế (chiếm 79,3%); 77,7% người bệnh mong muốn được phục vụ tận tình; 77,1% người bệnh mong muốn bệnh viện có đủ giường bệnh để người bệnh vào điều trị không phải nằm ghép
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích