Bước đầu nghiên cứu ảnh h-ởng của xạ trị tới chức năng thông khí vòi nhĩ ở người bệnh ung thư vòm mũi họng

Bước đầu nghiên cứu ảnh h-ởng của xạ trị tới chức năng thông khí vòi nhĩ ở người bệnh ung thư vòm mũi họng

Trên 60 tai của 38 người bênh ung thư vòm mũi họng trước khi xạ trị qua nghiên cứu xác định chưa có rối loạn chức năng thông khí vòi nhĩ. Kết quả nghiên cứu sau xạ trị cho thấy có 22 trường hợp có rối loạn chức năng thông khí vòi nhĩ (36,67%) với biểu đổ nhĩ lượng hay gặp nhất là nhĩ đổ dạng hình đổi không có đỉnh, chuyển dịch về phía áp lực âm biên độ thấp, biểu đổ nhĩ lượng này có ý nghĩa chỉ ra sự có dịch trong tai giữa. Tỷ lê rối loạn chức năng thông khí vòi nhĩ trong nghiên cứu không có sự khác biệt giữa nhóm điều trị gia tốc với điều trị Cobalt – 60, giữa nhóm xạ trị đơn thuần với nhóm hóa xạ trị đổng thời.
I.    ĐẶT VẤN ĐỂ
Ung thư vòm mũi họng (UTVH) là ung thư hiếm gặp ở các nước Âu – Mỹ nhưng lại khá phổ biến ở nước ta, đứng hàng đầu trong các ung thư Tai – Mũi – Họng và đầu cổ.
UTVH có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là lứa tuổi từ 40 – 59, là tuổi còn có nhiều đóng góp cho gia đình và xã hội.
Với sự phát triển của y học, vấn đề điều trị UTVH đã có nhiều tiến bộ và ngày càng đem lại kết quả khả quan, đặc biệt với những người bệnh đến điều trị ở giai đoạn sớm.
Khi kết quả điều trị ngày một tốt hơn cuộc sống người bệnh được kéo dài thêm, thì vấn đề chăm sóc, xử trí những biến chứng sau điều trị của người bệnh UTVH càng cần được quan tâm, đặc biệt là với những biến chứng sau xạ trị.
Trong điều trị UTVH, xạ trị vẫn là điều trị cơ bản và quan trọng nhất, việc sử dụng máy gia tốc áp dụng kỹ thuật mô phỏng, tính liều qua máy tính làm hiệu quả điều trị tăng lên và giảm tác dụng phụ, tuy nhiên trên thực tế những biến chứng sau xạ trị vẫn thường gặp, trong đó có những biến chứng ở tai do sự rối loạn chức năng thông khí vòi nhĩ (TKVN)
Vì lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục đích:
–    Đánh giá ảnh hưởng của xạ trị tới chức năng TKVN ở những người bệnh UTVH.
–    So sánh sự ảnh hưởng tới chức năng thông khí vòi nhĩ của xạ trị bằng máy gia tốc với máy Cobalt – 60, của xạ trị đơn thuần với xạ trị kết hợp điều trị hóa chất.
II.    ĐỐI TƯỢNG VA PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU
1.    ĐOI TƯƠNG:
–    Là những người bệnh đã được chẩn đoán xác định UTVH thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Tại thời điểm trước khi xạ trị, chức năng TKVN của 1 bên hoặc 2 bên tai trong giới hạn bình thường (có nhĩ đổ dạng I theo phân loại của Jerger)
+ Có chỉ định, có đủ điều kiên điều trị xạ
+ Có tham gia những khám nghiêm về lâm sàng cũng như đánh giá chức năng TKVN và thính lực trước và sau khi xạ trị.
–    Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Người bênh không tham gia đầy đủ được quá trình xạ trị cũng như quá trình thăm khám lâm sàng và đo thính lực – nhĩ lượng.
+ Tai của người bênh có rối loạn TKVN trước khi xạ trị (chỉ loại tai có rối loạn), biểu hiên trên nhĩ đổ và tình trạng màng nhĩ tai.
+ Tai của người bênh có tiền sử viêm chảy mủ từ trước
2.    PHƯƠNG PHÁP NGHIỀN củư:
Nghiên cứu phân tích tiến cứu trên từng trường hợp, kết hợp giữa kết quả đo thính lực nhĩ lượng cũng như khám đánh giá mũi xoang, vòm – lỗ vòi qua nội soi người bênh có phân tích.
–    Phương tiên:
+ Dụng cụ khám Tai – Mũi – Họng thông thường + Otoscope loại có bơm hơi và phóng đại.
+ Máy nội soi ống cứng và mềm.
+ Máy đo thính lực – nhĩ lượng – buổng cách âm
–    Kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê toán học bằng phần mềm SPSS 11.5 Các bước tiến hành: trên người bênh đã được chẩn đoán UTVH:
2.1    Khai thác tiền sử bênh sử để xác định:
–    Tuổi – giới, trình độ học vấn (đại học – trung cấp – lao động thường)
–    Địa dư nơi sinh sống (thành thị – nông thôn)
–    Triệu chứng ban đầu về tai, mũi, thần kinh,…
–    Tiền sử bênh tật, lưu ý tiền sử viêm tai giữa.
2.2    Khám lâm sàng và kiểm tra thính lực – nhĩ lượng:
Người bênh UTVH được thăm khám tại thời điểm trước khi xạ trị và thời điểm sau khi kết thúc đợt xạ trị, khoảng cách giữa hai lần thăm khám này thường cách nhau 8 – 15 tuần, phụ thuộc vào liêu trình xạ trị cũng như khả năng chịu đựng xạ trị có liên tục hay không của người bênh 2..2.1 Nội soi vòm: bằng ống soi cứng hoặc mềm, nhằm xác định:
* Vị trí u được đánh giá theo những vị trí sau:
–    Thành bên:
+ Sau gờ loa vòi (hố Rosenmuller)
+ Ngay tại gờ loa vòi
–    Thành sau vòm
–    Nóc vòm (trần vòm)
–    Không xác định

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment