Bước đầu Nghiên cứu chi phí hiệu quả khám chữa bệnh cho người nghèo tại tỉnh lào cai

Bước đầu Nghiên cứu chi phí hiệu quả khám chữa bệnh cho người nghèo tại tỉnh lào cai

Lào Cai là một tỉnh miền núi biên giới, gồm 11 huyện thị xã; 180 xã phường, 2.115 thôn bản. Tổng diện tích 8.040Km2  với 27 dân tộc sinh sống có đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán khác nhau. Tổng dân số năm 2001 −ớc tính 618.013 với mật độ dân c− phân bố không
đều giữa các vùng, rất nhiều đồng bào các dân tộc định c− ở các vùng sâu, vùng xa, nơi mà các điều kiện về giao thông hết sức khó khăn. Cuộc sống của họ chủ yếu là sản xuất nông lâm thô sơ theo kinh nghiệm cổ truyền tự cung tự cấp là chủ yếu.
Lào Cai mới tái lập tỉnh tháng 10/1991, còn nhiều khó khăn, số người nghèo đông cho nên xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội được tỉnh đặc biệt quan tâm. Các chính sách, các dự án cho người nghèo được triển khai đồng bộ như:
–    Chính sách giải quyết việc làm: Các dự án cho người nghèo vay vốn.
–    Chính sách hỗ trợ đồng bào đặc biệt khó khăn.
–    Chính sách giáo dục, nâng cao dân trí.
–    Chính sách y tế.
–    Định canh, định cư: Hỗ trợ nhà ở,  giống cây trồng…
–    Các dự án khuyến nông, khuyến lâm…
Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi đi sâu nghiên cứu chi phí / hiệu quả khám chữa bệnh cho người nghèo (3).
Trước 1/9/2000 hầu hết người nghèo ở 138 xã vùng 3, theo Nghị định 95/CP của Chính phủ thì thuộc đối tượng được miễn viện phí khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế công. Bình quân hàng năm từ Ngân sách Nhà nước cấp mua thuốc và vật tư tiêu hao khoảng 990.000.000 VNĐ (t−ơng đương với số tiền đã miễn phí cho bệnh nhân là người nghèo hàng năm).
Năm 2000 tỉnh Lào Cai đang áp dụng khám chữa bệnh cho người nghèo thông qua mua thẻ bảo hiểm y tế và miễn viện phí bằng đơn xin miễn giảm viện phí. Tuy nhiên việc áp dụng các phương thức này có những bất cập cho ngành y tế và cả phía ng−ời dân, đây là vấn đề cần được nghiên cứu để giúp các nhà hoạch định chính sách lựa chọn giải pháp khám chữa bệnh cho ng−ời nghèo. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành.
Nghiên cứu đề tài với mục tiêu:
1-    Xác định phương thức mua BHYT  cho người nghèo.
2-    So sánh hiệu quả BHYT người nghèo với miễn phí.
3-    Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp thích hợp khám chữa bệnh cho ng−ời nghèo.
III.    Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1.    Đối  tượng,  địa  điểm  và  thời   gian nghiên cứu.
Đối tượng: người nghèo được KCB bằng thẻ BHYT và miễn phí.
Địa điểm nghiên cứu: Các huyện thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Thời gian từ 1/9/2000 đến 31/8/2001
2.    Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu.
Chúng tôi đã tiến hành chọn ngẫu nhiên 07 huyện thị phát hành BHYT người nghèo: thị xã Lào Cai, thị xã Cam đường, huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên, huyện Văn Bàn, huyện Sa Pa, huyện Than Uyên.
Chọn  toàn  bộ  các  đối  tượng nghiên  cứu trong 07 huyện đã được chọn.
3.    Phương pháp thu thập và phân tích số liệu.
Thu thập số liệu hồi cứu từ sổ sách ghi chép của BHYT các tuyến và sổ sách ghi chép của các TTYT.
Thảo luân nhóm nhỏ.
Phân tích số liệu: Bằng phương pháp thống kê y học.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment