BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT Ở BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ CÓ TIỀN SỬ NHIỄM SARS-COV-2

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT Ở BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ CÓ TIỀN SỬ NHIỄM SARS-COV-2

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT Ở BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ CÓ TIỀN SỬ NHIỄM SARS-COV-2 TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ THUỘC HỆ THỐNG MEDLATEC
Nguyễn Anh Trí1, Nguyễn Thị Kim Len2, Bùi Văn Long1, Nguyễn Thị Huyền1, Vũ Thị Tuyền1, Nguyễn Thị Nhung1, Hoàng Thị Hương Trà1, Dương Thị Thủy2, Nguyễn Thị Thu Hương3, Lê Thị Hoài Thanh3, Phạm Tiến Thọ3, Lê Thị Hoàng3
1 MEDLTEC Group
2 Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
3 Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Xuân, Tây Hồ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và xác định mô hình bệnh tật ở bệnh nhân ngoại trú có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 tại các cơ sở y tế thuộc hệ thống MEDLATEC. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 1040 bệnh nhân ngoại trú tại 5 cơ sở y tế thuộc hệ thống MEDLATEC. Kết quả: Giới nữ chiếm 55,67%. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 33,01 ± 17,91 (tuổi). Đa số bệnh nhân khám ở giai đoạn COVID-19 kéo dài (75,0%), đã tiêm ít nhất 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 (83,36%). Có 28,97% bệnh nhân có bệnh nền trước khi nhiễm SARS-CoV-2, cao nhất là thừa cân béo phì (7,98%), tăng huyết áp (5,67%). 72,79% bệnh nhân có ít nhất 1 triệu chứng lâm sàng, nhiều nhất là ho khan (29,81%), mệt mỏi (21,06%), ho đờm (15,29%), đau, tức ngực (13,56%), hụt hơi (12,88%). Nhóm bệnh lý thuộc chuyên khoa hô hấp gặp nhiều nhất ở các độ tuổi. Sau đó là bệnh lý của chuyên khoa thần kinh, tim mạch ở người lớn và người già, tiêu hoá ở trẻ em. Các bệnh nhân khám chuyên khoa tâm thần chỉ gặp ở người trưởng thành và người già mà không gặp ở trẻ em. Kết luận: Xác định mô hình bệnh tật giúp nhà quản lý có sự thay đổi linh hoạt về chiến lược tiếp cận bệnh nhân, nhằm phân bổ nguồn lực y tế hợp lý để từ đó cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất.

Nhiễm   SARS-CoV-2   gây   hội   chứng   viêm đường hô hấp cấp nghiêm trọng là nguyên nhân gây ra đại dịch COVID-19 khiến hàng triệu người tửvong và tạo ra gánh nặng lớn đối với hệthống y tế. Việc sửdụng các loại thuốc,liệu pháp oxy, thông khí nhân tạo và đặc biệt tỷlệbao phủvắc xin  phòng  COVID-19  rộng đã cải  thiện đáng kểkết  quảcủa  bệnh  nhân.  Đa  sốbệnh  nhân  hồi phục  tựnhiên  hoặc  sau  khi  xửtrí giai đoạn  cấp tính nhưng hiện tại các bác sĩ lâm sàng đang đối mặt  với  các  biến  chứng  lâu  dài  sau  nhiễm COVID-19 bao gồm một loạt các triệu chứng kéo dài,  dai  dẳng như mệt  mỏi,  khó  thở, đau ngực, rối  loạn  nhận  thức…được  định  nghĩa  là  “hội chứng COVID-19 sau cấp tính”[1].Với  sựđa dạng  và  tần  suất  xuất  hiện  nhiều các  triệu  chứng  dai  dẳng,  việc  quản  lý  những bệnh nhân này đặt ra phương pháp tiếp  cận đa chuyên  ngành,  đòi  hỏi  sắp  xếp  một  lượng  lớn nguồn lực y tếtrong thời gian tới. Do vậy chúng tôi  thực  hiện  nghiêncứu “Bước đầu  nghiên  cứu đặc điểm  lâm  sàng  và  mô hình  bệnh  tật ởbệnh nhân ngoại trú có tiền sửnhiễm SARS-CoV-2 đế

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment