Bước đầu nghiên cứu giá trị của hai thang điểm EuroScore và STS trong tiên lượng tử vong trên bệnh nhân được phẫu thuật tim tại Viện Tim mạch Việt Nam

Bước đầu nghiên cứu giá trị của hai thang điểm EuroScore và STS trong tiên lượng tử vong trên bệnh nhân được phẫu thuật tim tại Viện Tim mạch Việt Nam

Tỷ lệ tử vong sau mổ từ lâu đã được coi là 1 trong nhũng tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của phẫu thuật tim mạch. Vì vây việc áp dụng các thang điểm tiên lượng chính xác tỷ lệ tử vong này là vô cùng quan trọng. Mục tiêu: Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của Addictive EuroScore, Logistic EuroScore và STS trong tiên lượng tử vong 30 ngày sau phẫu thuật tim hở; so sánh giá trị và khả nãng ứng dụng tại Viện Tim mạch Việt Nam. Đôi tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 572 bệnh nhân phẫu thuật tim hở tại Viện Tim mạch Việt Nam từ1/1/2005 đến 30/2/2009. Kết quả: Tỉ lệ tử vong thực tế 30 ngày sau phẫu thuật là 3,3%c. Kiểm định Hosmer-Lemeshow goodness-of-fit cho thấy các thang điểm đều có khả nãng tiên lượng (p>0,05), với p = 0,0620 (Addictive EuroScore), 0,2568 (Logistic EuroScore) và 0,4657 (STS). So sánh diện tích dưới đường cong ROC của các thang điểm theo thứ tự là 0,8700 (95%c CI 0,79859 – 0,94141) (Addictive EuroScore), 0,8491 (95%c CI 0,75201 – 0,94622) (Logistic EuroScore), 0.6112 (95%c CI 0,40476 – 0,81759) (STS) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,005). Kết luận: cả 3 thang điểm đều có giá trị tiên lượng tử vong trong 30 ngày sau phẫu thuật tim hở và Addictive EuroScore có giá trị tiên lượng cao nhất. Kiến nghị: Nên áp dụng 3 thang điểm Addictive EuroScore, Logistic EuroScore và STS trong tiên lượng tử vong 30 ngày sau phẫu thuật tim hở. Trong đó, thang điểm Addictive EuroScore tỏ ra có hiệu quả hơn hẳn bởi cách tính đơn giản, rất dễ ứng dụng trên thực hành lâm sàng.
1 ĐẶT VẤN Để
Tỷ lê tử vong sau mổ từ lâu đã được coi là 1 trong nhũng tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả của phẫu thuật tim mạch. Và trong hoàn cảnh chi phí cho các phẫu thuật tim đang ngày càng tăng, khả năng tiên lượng chính xác tử vong sau mổ càng trở nên quan trọng. Vì vậy, nhiều thang điểm tiên lượng đã được phát triển. Đối với bệnh nhân, đây là yếu tố giúp họ quyết đinh chấp nhận phẫu thuật hay không. Đối với các nhà chuyên môn, các thang điểm này đã xoá đi khoảng cách về kinh nghiệm nhiều năm giũa 1 bác sĩ trẻ và 1 bậc thầy trong đánh giá lợi ích và nguy cơ tiềm tàng của cuộc phẫu thuật, đưa ra lòi khuyên và chỉ đinh điều tri, đồng thời tạo điều kiện phân loại bệnh nhân có mức độ nguy cơ khác nhau nhằm đưa ra kế hoạch điều tri thích hợp, tránh nhũng sai lầm trong xử trí do không tiên lượng đúng tình trạng bệnh nhân. Dưới con mắt của 1 nhà quản lý, các thang điểm này có ý nghĩa như 1 công cụ đánh giá chất lượng của các ê-kíp phẫu thuật trong 1 trung tâm y tế, cũng như giũa các trung tâm, để có nhũng điều chỉnh phù hợp, mang lại lợi ích thiết thực cho bệnh nhân.
Với ý nghĩa to lớn như vậy, từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX đã có hàng chục thang điểm tiên lượng được phát triển và đến nay có hai thang điểm phổ biến rộng rãi hơn cả là EuroScore ở châu Âu và STS ở Bắc Mĩ.
Tuy nhiên hiệu quả của nhũng thang điểm này ứng dụng ở Việt Nam như thế nào lại chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với hai mục tiêu:
1.    Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu cửa Addictive EuroScore, Logistic EuroScore và STS khi tiên lượng tử vong 30 ngày sau phẫu thuật trên bệnh nhãn được điều trị tại Viện Tim mạch Việt Nam.
2.    Đánh giá khả năng tiên lượng tử vong 30 ngày sau phẫu thuật cửa Addictive EuroScore, Logístic EuroScore và STS trên bệnh nhãn được phẫu thuật tim hở tại Viện Tim mạch Việt Nam.
2. phương PHÁP VÀ ĐỐI TưỢnG nghiên cúu
2.1.    Đối tượng nghiên cứu
2.1.1.     Tiêu chuân lựa chọn bệnh nhãn:
2.1.11.    EuroScore: Tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật tim hở.
2.1.12.    STS: Tất cả các bệnh nhân phẫu thuật tim hở biết rõ độ tuổi 18-110 và giới tính.
2.1.2.     Tiêu chuân lựa chọn phương pháp phẫu thuật
2.12.1.    EuroScore: Tất cả các phẫu thuật tim hở.
2.1.2.2. STS: Một trong các phương pháp phẫu thuật sau:
–     Các phẫu thuật điều tri bệnh mạch vành: Làm cầu nối chủ vành (CABG), CABG+thay van hai lá, CABG + sửa van hai lá, CABG+thay van động mạch chủ.
–     Các phẫu thuật van tim: chỉ thay van hai lá, chỉ sửa van hai lá, chỉ thay van động mạch chủ.
2.2.    Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu.
222. Các bước tiến hành nghiên cứu

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment