Bước đầu nghiên cứu mô hình tổ chức y tế tuyến cơ sở theo nghị định 172 của chính phủ
Đã qua hai năm thực hiện mô hình tổ chức y tế cơ sở mới (MHTCM) theo NĐ 172 [4]: Bãi bỏ tổ chức Trung tâm y tế huyện (TTYTH) theo Nghị định 01 [5] và thành lập 3 đơn vị y tế tại tuyến huyện: PYT, TTYTDPH và bệnh viện huyện (BVH) song cho tới nay hầu hết các địa phương đều thực hiện dở dang. Một số địa phương vẫn chưa thực hiện theo mô hình mới, kể cả Thành phố Hà Nội. Theo một số khảo sát sơ bộ cho thấy mô hình mới có nhiều vấn đề khúc mắc, gây khó khăn cho công tác tổ chức và hoạt động y tế tại các địa phương [3]. Nghiên cứu này mong muốn tìm hiểu một số ưu điểm và tồn tại của MHTCM và đề xuất một số cải tiến và giải pháp góp phần hoàn thiện tổ chức y tế cơ sở. Mục tiêu:
1. So sánh mô hình tổ chức y tế cơ sở theo NĐ 172 với mô hình cũ theo NĐ 01, bước đầu đánh giá
2. Đề xuất một số giải pháp và cải tiến cho vận dụng tại các địa phương.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
Cán bộ lãnh đạo, chuyên viên, công chức thuộc 3 sở y tế (21 người), 19 đơn vị y tế huyện (110 người) và 10 trạm y tế xã (TYTX) (50 người) tại một số địa phương thuộc Bắc Giang, Nam Định, Sơn La, Lao Cai, Bắc Kạn, Hà Giang và Nghệ An từ tháng 10/2005 đến 7/2006. Nghiên cứu các văn bản liên quan tới MHTCM và cũ.
2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thảo luận nhóm cán bộ y tế (CBYT) tuyến tỉnh, huyện, xã và phân tích mô hình tổ chức y tế cơ sở quy định tại các văn bản. Xử lý định tính theo phương pháp phân nhóm.
Nghị định của Chính phủ số 172 (NĐ 172) tổ chức lại y tế cơ sở: tại tuyến huyện có 3 đơn vị y tế. Qua 2 năm thực hiện, thấy có nhiều bất cập về tổ chức và quản lý. Mục tiêu: Đánh giá mô hình tổ chức y tế cơ sở theo Nghị định 172 và đề xuất một số cải tiến. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thảo luận nhóm cán bộ y tế (CBYT) tuyến tỉnh, huyện, xã và phân tích mô hình tổ chức y tế cơ sở quy định tại các văn bản. Kết quả: Tổ chức y tế tuyến huyện có tính chất chuyên môn sâu hơn nhưng sinh ra nhiều đầu mối tổ chức hành chính, khó khăn lồng ghép và phối hợp các hoạt động y tế, gây thiếu biên chế cán bộ. Bộ Y tế và Sở Y tế cần có quy định rõ ràng về chức năng nhiệm vụ và cơ chế lồng ghép của 3 đơn vị trên. Nghiên cứu thêm để có thể hợp nhất Phòng y tế (PYT) và Trung tâm y tế dự phòng huyện (TTYTDPH), thí điểm trước, rút kinh nghiệm và nhân rộng sau.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích