Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm của song thai một bánh rau, hai buồng ối, tuổi thai từ 12 tuần trở lên tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 2006 – 2011
Luận văn Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm của song thai một bánh rau, hai buồng ối, tuổi thai từ 12 tuần trở lên tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 2006 – 2011.Song thai là thai nghén có nguy cơ cao, có thể gây nhiều hậu quả không tốt đến sức khỏe cho mẹ và thai trong cả quá trình mang thai cũng như sinh đẻ. Song thai có hai loại: song thai một noãn và song thai hai noãn [6] [14]. Tùy theo thời điểm phân chia của phôi mà song thai một noãn phát triển thành ba loại khác nhau: song thai một noãn hai bánh rau, hai buồng ối; song thai một noãn một bánh rau, hai buồng ối và song thai một noãn một bánh rau, một buồng ối.
Song thai một noãn, một bánh rau, hai buồng ối chiếm tỷ lệ khoảng 70% của song thai một noãn [65]. Việc tồn tại các tiếp nối tuần hoàn giữa hai thai trong hầu hết các trường hợp song thai một bánh rau đã làm cho sự phát triển của hai thai trong song thai một bánh rau, hai buồng ối có nhiều đặc điểm riêng cũng như có nhiều biến chứng hơn so với song thai hai bánh rau, hai buồng ối. Hội chứng truyền máu trong loại song thai này là biến chứng nguy hiểm nhất. Song thai được chẩn đoán HCTM thường có tiên lượng rất xấu đặc biệt khi chẩn đoán trước 24 tuần [47] [65]. Tỷ lệ tử vong sơ sinh thường rất cao do những biến chứng của HCTM gây ra. Những trẻ sống sót thường tiên lượng cũng không tốt vì tỷ lệ bệnh tật sơ sinh cũng cao hơn bình thường, đặc biệt những di chứng thần kinh như hoại tử chất trắng, bại não. Việc chẩn đoán, theo dõi sự phát triển của song thai cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu của hội chứng truyền máu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quyết định thái độ xử trí đối với song thai một bánh rau, hai buồng ối nhất là trong những trường hợp có biến chứng.
Hiện nay tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nghiên cứu về song thai chưa nhiều, đặc biệt vẫn chưa có nghiên cứu về tỷ lệ cũng như chẩn đoán và thái độ xử trí đối với song thai một bánh rau, hai buồng ối. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm của song thai một bánh rau, hai buồng ối, tuổi thai từ 12 tuần trở lên tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 2006 – 2011” với các mục tiêu sau:
1. Nhận xét về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các thai phụ được chẩn đoán song thai một bánh rau hai buồng ối tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
2. Nhận xét về thái độ xử trí đối với những thai phụ trên trong chuyển dạ.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 14
1.1. Đại cương về song thai 14
1.1.1. Định nghĩa song thai 14
1.1.2. Tỷ lệ song thai 14
1.1.3. Phân loại song thai 14
1.1.4. Đặc điểm bánh rau trong đẻ song thai 17
1.1.5. Chẩn đoán song thai 18
1.2. Song thai một bánh rau, hai buồng ối 25
1.2.1. Tỷ lệ 25
1.2.2. Sinh lý bệnh học 25
1.2.3. Đặc điểm sự phát triển của hai thai trong song thai một bánh rau,
hai buồng ối 26
1.2.4. Ảnh hưởng của song thai một bánh rau, hai buồng ối đối với mẹ và thai trong quá trình thai nghén 30
1.3. Thái độ xử trí 34
1.3.1. Đối với song thai một bánh rau, hai buồng ối có HCTM 34
1.3.2. Thái độ xử trí đối với song thai khi chuyển dạ 37
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. Địa điểm nghiên cứu 41
2.2. Đối tượng nghiên cứu 41
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 41
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu 41
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.3.2. Mẫu nghiên cứu 41
2.3.3. Kỹ thuật thu thập thông tin 41
2.4. Các biến số nghiên cứu 42
2.5. Xử lý số liệu 44
2.6. Đạo đức nghiên cứu 45
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 46
3.1.1. T ổng số đối tượng nghiên cứu 46
3.1.2. Tuổi sản phụ 46
3.1.3. Nghề nghiệp sản phụ 47
3.1.4. Phân bố sản phụ theo nơi ở 48
3.1.5. Số lần đẻ của sản phụ 48
3.1.6. Đặc điểm bệnh lý mẹ 48
3.1.7. Tỷ lệ đẻ non trong song thai một bánh rau hai buồng ối 49
3.1.8. Một số đặc điểm siêu âm của song thai một bánh rau, hai buồng ối…. 50
3.1.9. Liên quan giữa song thai một bánh rau, hai buồng ối có một trong
hai thai chết lưu và nguy cơ đẻ non 51
3.1.10. Liên quan giữa chênh lệch trọng lượng hai thai và tỷ lệ đẻ non.. 52
3.1.11. Tỷ lệ song thai một bánh rau, hai buồng ối được chẩn đoán theo
dõi hội chứng truyền máu 53
3.1.12. Tỷ lệ thai chậm phát triển trong tử cung 55
3.2. Thái độ xử trí đối với những thai phụ được chẩn đoán song thai một
bánh rau, hai buồng ối 56
3.2.1. Phương pháp đình chỉ thai nghén 56
3.2.2. Các chỉ định mổ lấy thai 57
3.2.3. Các bệnh lý của mẹ và phương pháp chấm dứt thai kỳ 58
3.2.4. Liên quan giữa thời điểm và phương pháp chấm dứt thai kỳ 59
3.2.5. Ngôi thai và phương pháp chấm dứt thai kỳ 60
3.2.6. Phương pháp chấm dứt thai kỳ trong những trường hợp song thai
một bánh rau, hai buồng ối có biến chứng 62
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 64
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 64
4.1.1. Tỷ lệ song thai một bánh rau, hai buồng ối trong tổng số đẻ song thai 64
4.1.2. Một số đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu 64
4.1.3. Đặc điểm về bệnh lý của sản phụ 65
4.1.4. Tỷ lệ đẻ non trong song thai một bánh rau, hai buồng ối 66
4.1.5. Một số đặc điểm trên siêu âm của song thai một bánh rau, hai buồng ối.. 67
4.1.6. Liên quan của song thai một bánh rau, hai buồng ối có một trong
hai thai chết lưu và tỷ lệ đẻ non 68
4.1.7. Liên quan giữa chênh lệch cân nặng hai thai và tỷ lệ đẻ non 69
4.1.8. Tỷ lệ song thai song thai một bánh rau, hai buồng ối được chẩn đoán theo dõi hội chứng truyền máu và nguy cơ đẻ non 70
4.1.9. Thai chậm phát triển trong tử cung 71
4.2. Thái độ xử trí đối với những thai phụ được chẩn đoán song thai một
bánh rau, hai buồng ối 73
4.2.1. Phương pháp đình chỉ thai nghén 73
4.2.2. Các chỉ định mổ lấy thai 74
4.2.3. Bệnh lý của mẹ và chỉ định mổ lấy thai 76
4.2.4. Liên quan giữa thời điểm đình chỉ thai nghén và phương pháp đình
chỉ thai nghén 77
4.2.5. Ngôi thai và phương pháp đình chỉ thai nghén 78
4.2.6. Phương pháp đình chỉ thai nghén trong những trường hợp song thai
một bánh rau, hai buồng ối có biến chứng 79
KÊT LUẬN 81
KIÊN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
TÀI LIỆU TIÉNG VIỆT
1. Bộ môn Phụ sản – Trường Đại học Y Hà Nội (1992), “Sinh đôi ”, Bài
giảng Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, hà Nội, 99 – 150.
2. Bộ môn Phụ Sản – Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
(1998), “Đa thai”, Sản phụ khoa Tập 1, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, 371 – 379.
3. Bộ Y tế (2005), “Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản Yhọc”, Hà Nội, 247 – 286.
4. Trần Ngọc Can (2005), “ Sinh đôi”, Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 137 – 142.
5. Dương Thị Cương (2002), “Đỡ đẻ sinh đôi”, Thủ thuật sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 73 – 74.
6. Trần Danh Cường (2005), “ ‘Siêu âm song thai bằng phương pháp 2D”, Thực hành siêu âm 3 chiều (3D) trong sản khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 19 – 20.
7. Phan Trường Duyệt (2004), “Kỹ thuật siêu âm và ứng dụng trong sản khoa”, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 64 – 73.
8. Nguyễn Thị Hạnh (2004), “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của đẻ non trong song thai và cách xử trí song thai khi chuyển dạ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ tháng 1/2003 đến tháng 6/2004”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa 2, Trường Đại học Y Hà Nội, 3 – 49.
9. Lê Hoàng, Nguyễn Quốc Tuấn (1997), ‘ ‘Một số nhận xét về đẻ sinh đôi tại Viện BVBMTSS trong hai năm 1995 – 1996”, Công trình nghiên cứu khoa học viện BVBMTSS, 69 – 73.
10. Đinh Quang Minh, Dương Thị Cương (2004), “ Chửa đa thai và các biến chứng khác trước sinh”, Tài liệu dịch, Sản khoa hình minh họa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 223 – 249.
11. Nguyễn Minh Nguyệt (2008), “ Nghiên cứu tỷ lệ các phương pháp xử trí và kết quả đẻ song thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong hai giai đoạn năm 1996 – 1997 và năm 2006 – 2007”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa 2, Trường Đại học Y Hà Nội, 71.
12. Nguyễn Thị Kiều Oanh (2006), “Tinh hình song thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 7/2004 đến tháng 6/2006”, Luận văn Thạc sỹ Y học Trường Đại học Y Hà Nội, 3 – 50.
13. Trần Thị Phúc (1979), “Tổng kết 144 trường hợp đẻ song thai tại Viện BVBMTSS trong hai năm 1978 – 1979”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội, 3 – 30.
14. Nguyễn Viết Tiến (2004), “Đa thai”, Bài giảng Sản phụ khoa, Tập 2,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 87 – 89.
15. Nguyễn Quốc Tuấn (2004), ‘ ‘Nhận xét về thái độ xử trí đối với các
trường hợp đẻ đa thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương trong hai năm 2001 – 2002”, Nội san sản phụ khoa, Hội nghị đại biểu hội phụ sản Việt Nam khóa XV kỳ họp thứ hai, 40 – 46.
16. Nguyễn Thị Bích Vân (1999), “Nghiên cứu về thái độ xử trí đối với sinh đôi khi chuyển dạ”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội, 3 – 30.