Bước đầu nghiên cứu phục hồi chức năng bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não là bệnh phổ biến và ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến việc đứng, thăng bằng và đi lại mà còn ảnh hưởng đến việc sử dụng chi trên và bàn tay trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân không thể sử dụng bàn tay bên liệt để cầm nắm đồ vật hoặc thực hiện các động tác tinh do bàn tay đó bị mất hoặc giảm chức năng. Do đó, sau khi ra viện họ không thể làm được nghề cũ của mình, thậm chí không thể thực hiện được các chức năng sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. So với phục hồi chức năng chân bên liệt thì để phục hồi chức năng bàn tay, bệnh nhân thường mất nhiều thời gian và cần phải sử dụng các bài tập can thiệp đặc biệt. Chính vì vậy, vi ệc phục hồi chức năng bàn tay bên liệt là rất quan trọng để bệnh nhân nhanh chóng lấy lại được vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội.
Hiện nay ở Việt nam chưa có nhiều tác giả nghiên cứu về phục hồi chức năng bàn tay ở bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Bước đầu nghiên cứu phục hồi chức năng bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não” nhằm mục tiêu:
Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng bàn tay bên liệt trên bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não phối hợp với hoạt động trị liệu
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: 74 bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não có giảm chức năng bàn tay bên liệt được thăm khám, chẩn đoán xác định và điều trị tại Trung tâm phục hồi chức năng, khoa Thần kinh Bệnh viên Bạch Mai từ tháng 10/2008 – 4/2009.
Bệnh nhân nghiên cứu được lựa chọn theo tiêu chí sau: Bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não lần đầu tiên, có thể giao tiếp được, từ 16 tuổi trở lên, không có bệnh khớp vai, khớp cổ tay, khớp bàn tay hoặc chấn thương khớp vai, bàn tay từ trước khi bị tai biến mạch máu não. Bệnh nhân có giảm chức năng bàn tay bên liệt dựa vào xác định chức năng vận động bàn tay: Chức năng vận động bàn tay (chi trên) được đánh giá dựa trên mục đánh giá chi trên của bản đánh giá vận động bệnh nhân tai biến mạch máu não (Carr J. H và Shepherd R. B)
[3].
2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, can thiệp
– Phân chia bệnh nhân thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: Được phục hồi chức năng bằng biện pháp: Đặt theo tư thế đúng, tập theo tầm vận động và bài tập can thiệp đặc biệt (hoạt động trị liệu) tại Trung tâm phục hồi chức năng.
+ Nhóm 2: Được hướng dẫn phục hồi bàn tay liệt bằng biện pháp đặt tư thế đúng và tập theo tầm vận động tại khoa Thần kinh.
– Nghiên cứu can thiệp
+ Bước 1: Phân chia bệnh nhân TBMMN vào nhóm 1 và nhóm 2 bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên.
+ Bước 2: Đánh giá tình trạng bệnh nhân ban đầu cho cả hai nhóm theo: xác định chức năng vận động, khéo léo, của bàn tay và mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày
+Bước 3: Tiến hành theo dõi và can thiệp cho bệnh nhân cả hai nhóm trong thời gian 1
tháng.
+ Bước 4: Đánh giá lại các chỉ số theo tiêu chuẩn lúc đầu sau 1 tháng can thiệp.
+ Bước 5: Phân tích so sánh trước và sau can thiệp dựa trên 4 chỉ tiêu sau:
– Chênh lệch mức độ vận động bàn tay bên liệt trước và sau can thiệp.
– Chênh lệch mức độ khéo léo bàn tay bên liệt trước và sau can thiệp.
– Chênh lệch mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày trước và sau can thiệp.
3. Phương pháp xử lý số liệu:
Các số liệu nghiên cứu được xử lý trên máy vi tính theo phương pháp thống kê y học bằng chương trình SPSS 16.0
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích