Bước đầu nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu của câu kỷ tử (fructus lycii) trên chuột rối loạn dung nạp glucose và chuột đái tháo đường gây bằng streptozocin

Bước đầu nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu của câu kỷ tử (fructus lycii) trên chuột rối loạn dung nạp glucose và chuột đái tháo đường gây bằng streptozocin

Tiếp tục các nghiên cứu trước đây về sàng lọc các cây thuốc có tác dụng hạ glucose máu, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện tác dụng hạ glucose máu của cao chiết từ hạt câu kỷ tử (Fructus Lycii) [5].  Qua khảo sát sơ bộ tác dụng của các phân đoạn chiết bằng các dung môi khác nhau, chúng tôi đã phát hiện tác dụng gây hạ glu- cose máu của phân đoạn cao chiết trong nước và được nhóm chúng tôi đặt tên là  HPD. Mục tiêu của nghiên cứu này là:

Khảo sát tác dụng hạ đường huyết của HPD trên chuột đái tháo đường gây bằng streptozocin (STZ) với các liều khác nhau.

I. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Chất liệu nghiên cứu

Hạt câu kỷ tử (Fructus Lycii) được mua trên thị trường theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam. Sau đó, mẫu chiết 2 kg được sấy khô, rồi chiết trong dung môi ethanol-nước thu được 300g cao chiết toàn phần Câu kỷ tử. Chiết lại cao toàn phần bằng các dung dịch BuOH, EtOH và nước, được phân đoạn cao nước HPD với tỷ lệ 33% (100g) sử dụng cho nghiên cứu. Streptozocin được mua của hãng Sigma  Aldrich,  kit  định  lượng  đường  huyết  do hãng Johnson & Johnson (Mỹ) cung cấp.

Đối tượng nghiên  cứu:  Chuột nhắt trắng  chủng Swiss do viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương cung cấp, trọng lượng 20 – 22g được đưa về labo của Bộ môn Dược lý trường Đại học Y Hà Nội nuôi trong 2 ngày để chuột ổn định rồi mơi  tiến hành nghiên cứu.

2. Phương pháp nghiên cứu.

Đánh giá tác dụng của HPD trên chuột tiêm màng bụng STZ 100 mg/kg. Chuột nhắt trắng 40 con, chia làm 4 lô, mỗi lô 10 con. Lô 1 dùng làm chứng, không tiêm STZ, lô 2, 3, 4 tiêm STZ 100 mg/kg, sau 3 ngày, cho uống lần lượt nước, HPD 500 và HPD 1000 mg/kg với thể tích 0,2 ml/100g thể trọng. Glucose máu được định lượng ở các thời điểm: Trước tiêm STZ, sau tiêm STZ 3 và 6 ngày (vào lúc10h sáng). Kết quả định lượng glucose máu được so sánh với nhóm không tiêm STZ và nhóm tiêm STZ không uống HPD.

Tiếp theo các nghiên cứu trước đây về tác dụng hạ glucose máu của hạt Câu kỷ tử, nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục tiêu chứng minh tác dụng hạ glucose máu của phân đoạn cao nước chiết từ hạt câu kỷ tử (Fructus lycii)  được nhóm chúng tôi đăt tên là HPD trên một số giai đoạn bệnh đái tháo đường của chuột gây bằng các liều STZ khác nhau. Phương pháp: Gây đái tháo đường bằng STZ với các liều khác nhau để thu được chuột rối loạn dung nạp glucose, chuột đái tháo đường nhẹ và chuột đái tháo đường nặng. Sau đó dùng HPD đường uống trong 3 ngày để đánh giá tác dụng hạ glucose máu của thuốc trên từng loại chuột. Kết quả: HPD ức chế sự tăng glucose máu của chuột rối loạn dung nạp glucose, giúp hồi phục chức năng của tuyến tụy khi đã bị tấn công bởi STZ liều 100 mg/kg.  HPD có khả năng chống lại tác dụng gây tăng glucose máu do phá hủy tế bào beta đảo tụy, làm nhẹ mức độ tiến triển thành đái tháo đường gây bởi STZ liều 120 mg/kg. Tác dụng chống tăng glucose máu của HPD là gián tiếp dưới sự có mặt của insulin. Kết luận: HPD ức chế sự
tăng glucose máu của chuột đái tháo đường gây bằng streptozocin.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment