Bước đầu nghiên cứu tần suất một số kháng nguyên bạch cầu người ở mẫu máu dây rốn lưu trữ tại viện Huyết học-Truyền máu Trung ương
Bước đầu nghiên cứu tần suất một số kháng nguyên bạch cầu người ở mẫu máu dây rốn lưu trữ tại viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.Đầu thế kỷ 20 , các nhà khoa học đã thử nghiệm phương pháp ghéptạng cho những bệnh nhân suy tạng giai đoạn cuối, từ đó nhiều thínghiệm ghép mô đã được tiến hành trên động vật. Tuy nhiên, kết quảthường gặp là mô ghép bị đào thải sau một thời gian nhất định hoặc gâyra cái chết cho động vật được ghép. Ngược lại thì mô ghép được dung nạp hoàn toàn nếu vật cho và vật nhận là một cặp sinh đôi. Từ đó, người takết luận rằng kết quả của ghép mô phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Khi nghiên cứu về vấn đề thải ghép, các nhà khoa học đã phát hiệnra phức hợp hòa hợp mô chủ yếu MHC (Major HistocompatibilityComplex) hay còn được gọi là Kháng nguyên bạch cầu người (HumanLeucocyte Antigen, HLA) do lần đầu tiên phát hiện được ở trên tế bào bạchcầu. Khi cấy mô ghép cho một cơ thể khác không giống nhau về các khángnguyên này (tức là không hòa hợp với tổ chức) thì chúng sẽ kích thích cơthể nhận đáp ứng miễn dịch, dẫn đến thải bỏ mô ghép. Để mô ghép có thểtồn tại trên cơ thể người nhận thì cần phải giống nhau hoàn toàn về HLA.Theo thống kê củaTakemoto SK (2010) thì trên 100.000 người chỉ cókhoảng 4 đến 6 người là phù hợp [1] , [2] , [3] .Hiện nay, tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã thànhlập Trung tâm Tế bào gốc với Ngân hàng máu dây rốn cộng đồng phục vụcho điều trị các bệnh lý huyết học. Nhu cầu cấp thiết hiện nay là cần cónhững nghiên cứu để tìm hiểu phân bố tỷ lệ của các kháng nguyên HLAtrong các mẫu máu dây rốn. Qua đó các nhà lâm sàng có được công cụ đểđịnh hướng trong điều trị ghép tốt hơn đối với các trường hợp bệnh nhâncần xét nghiệm HLA và tìm kiếm mẫu máu dây rốn phù hợp Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Bước đầu nghiên cứu tần suất một số kháng nguyên bạch cầu người ở mẫu máu dây rốn lưu trữ tại viện Huyết học – Truyền máu Trung ương”.Mục tiêu của đề tài:1.Nghiên cứu tỷ lệ và đặc điểm của một số HLA của mẫu máu dâyrốn lưu trữ tại viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.