Bước đầu sử dụng streptokinase trong điều trị tràn dịch màng phổi dịch tiết và mủ màng phổi
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường kèm theo viêm nhiễm MP gây ra TDMP dịch tiết, nặng hơn là MMP. Các nguyên nhân gây TDMP dịch tiết hay gặp bao gồm: Lao phổi, viêm phổi– MP, áp xe phổi, ung thư phế quản phổi…
Dịch màng phổi (DMP) là dịch tiết khi có bất kỳ một trong các tiêu chuẩn sau: (1) protein DMP > 30g/l; (2) Protein DMP/huyết thanh > 0,5; (3) LDH DMP > 200 đơn vị; (4) LDH DMP/ huyết thanh > 0,6; (5) hồng cầu 10.000 – 100.000/mm3; (6) bạch cầu > 1000/mm3; (7) pH < 7,3; (8) glucose thấp hơn trong máu.
Trường hợp MMP thì chọc thấy dịch mủ điển hình hay dịch đục nhưng số lượng bạch cầu đa nhân trung tính trong DMP > 60%, nhiều bạch cầu đa nhân thoái hoá.
Điều trị TDMP dịch tiết và MMP bên cạnh việc điều trị nguyên nhân (kháng sinh, thuốc chống lao…), cần chọc tháo hết dịch màng phổi. Nếu là dịch mủ, phải mở dẫn lưu màng phổi kết hợp bơm rửa MP hàng ngày. Các bệnh nhân được chẩn đoán muộn thường có di chứng dày dính, vách hoá MP, tạo nên các ổ cặn MP làm biến dạng lồng ngực, hạn chế chức năng thông khí và bệnh nhân phải phẫu thuật để giải quyết những biến chứng này.
Tillet và Sherry (1949) nghiên cứu vai trò của các chất tiêu fibrin (Streptokinase và Urokinase) bơm vào khoang MP để điều trị viêm MP xơ hoá cấp tính, MMP do vi khuẩn nhận thấy các thuốc này giúp cho việc chọc tháo, dẫn lưu dịch được dễ dàng hơn [10].
Ở Việt Nam, hầu như chưa có nghiên cứu nào đánh giá vai trò của STK trong điều trị TDMP dịch tiết và MMP. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Bước đầu nhận xét hiệu quả của Strepto- kinase trong điều trị các bệnh nhân tràn dịch màng phổi dịch tiết và mủ màng phổi tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
2. Nhận xét các biến chứng có thể gặp khi sử dụng Streptokinase bơm vào khoang màng phổi.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm 34 BN TDMP dịch tiết và MMP điều trị nội trú tại khoa Hô hấp BV Bạch Mai.
Loại khỏi nghiên cứu những BN có tăng huyết áp (THA) nặng, chấn thương hoặc can thiệp phẫu thuật trong 10 ngày, rối loạn đông máu, xuất huyết hoặc có nhiều nguy cơ xuất huyết, tiền sử đã dùng STK.
34 BN được chia thành 2 nhóm:
– Nhóm TDMP dịch tiết: 21 BN có dày dính, vách hoá MP, hạn chế chọc tháo dịch MP.
– Nhóm MMP: 13 BN. Các BN được đặt dẫn lưu MP kết hợp với bơm rửa MP hàng ngày nhưng bơm rửa khó, mủ đặc khó hút, lượng dịch dẫn lưu < 50ml/ngày.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích