Bước đầu ứng dụng phẫu thuật nội soi u trung thất tại Bệnh viện Việt Đức

Bước đầu ứng dụng phẫu thuật nội soi u trung thất tại Bệnh viện Việt Đức

U trung thất (UTT) bắt nguồn từ những mô của một đến ba lá thai (ngoại bì, trung bì và nội bì) nằm lạc chỗ, chúng phát triển chậm, tiềm tàng trong một thời gian dài ở trung thất (TT). Khi UTT chưa to tới mức gây hiên tượng chèn ép trong lồng ngực hoặc chưa thoái hoá ác tính thì không xuất hiên những triêu chứng lâm sàng làm bênh nhân lo ngại [37], [41]. Do vậy, UTT có thể tồn tại nhiều năm và có khi phát hiên được là do tình cờ chụp XQuang ngực vì lý do khám sức khoẻ định kỳ [97].

Khi UTT đã được chẩn đoán xác định thì phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu, nếu trì hoãn u sẽ tiếp tục phát triển, khối lượng u tăng dần gây chèn ép và tỷ lê thoái hoá ác tính cao [41], [46] . Phẫu thuật lồng ngực (PTLN) cắt u trung thất là một loại phẫu thuật lớn, đường rạch mở ngực là đường mổ gây đau đớn rất nhiều cho bênh nhân [34], làm kéo dài thời gian hồi phục trước khi bênh nhân có thể hoạt động bình thường và làm viêc trở lại.

Xu thế phẫu thuật ngày nay là phẫu thuật xâm nhập tối thiểu, phẫu thuật qua lỗ khoá, nội soi điều trị nên chỉ trong một thời gian ngắn, phẫu thuật nội soi (PTNS) đã phát triển rất mạnh và được chấp nhận rộng rãi trong hầu hết các phân môn ngoại như ổ bụng, tiết niêu, sọ não, chấn thương chỉnh hình, lồng ngực…[95]. Khái niêm thực hiên những thủ thuật ngoại khoa chuẩn qua đường mổ giới hạn có những thuận lợi: quan sát rộng, ít xâm lấn, ít đau sau mổ, phục hồi nhanh, thẩm mỹ cao và đặc biêt làm giảm đáng kể những nguy cơ trong lúc mổ cũng như biến chứng của nó [66], [114].

Phẫu thuật nội soi lồng ngực (PTNSLN) được tiến hành lần đầu tiên trong thực hành y khoa vào năm 1910 khi H. C Jacobeus sử dụng để chẩn đoán các bênh lý trong lồng ngực [81]. Ngày nay, cùng với sự phát triển và áp dụng của khoa học công nghê điên tử, công nghê kỹ thuật số. bên cạnh đó được khích lê bởi sự thành công trong PTNS ổ bụng thì PTNSLN đã được thúc đẩy thành một phương pháp chẩn đoán và điều trị ngoại khoa trong hiên tại và tương lai [27], [35], [44], [52], [56].

Năm 1996, PTNSLN lần đầu tiên được ứng dụng ở nước ta để lấy máu cục màng phổi trong điều trị vết thương ngực tại Bênh viên 103 [6]. Từ đó đến nay PTNSLN đã thu được những thành tựu đáng khích lê với những báo cáo về lấy máu cục màng phổi, xử lý tràn khí màng phổi, đốt hạch thần kinh giao cảm ngực điều trị bênh ra mồ hôi tay, phẫu thuật sinh thiết u phổi nhỏ ngoại vi chưa rõ bản chất, điều trị bênh nhân đau do nguyên nhân tại tuỵ, xử lý tràn máu màng phổi do chấn thương, nội soi sinh thiết chẩn đoán trong ung thư màng phổi… [2],[6],[12], [90], [91]. Và gần đây, vào ngày 14.11.2008 Bênh viên Hữu Nghị Việt Đức đã tiến hành thành công trường hợp cắt thuỳ phổi nội soi lần đầu tiên tại Viêt Nam. Tuy nhiên, PTNSLN trong điều trị bênh lý UTT mới chỉ được thực hiên tại một vài cơ sở ngoại khoa lớn như Bênh viên Chợ Rẫy, bênh viên Bình Dân, bênh viên Bạch Mai và bênh viên Viêt Đức trong thời gian gần đây [2], [9], [11], [13], [21]. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiên đề tài “Bước đầu ứng dụng phẫu thuật nội soi u trung thất tại Bệnh viện Việt Đức ” với mục đích:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của u trung thất được phẫu thuật nội soi tại Bênh viện Việt Đức.

2. Đánh giá kết quả bước đầu của phẫu thuật.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỂ 1

Chương 1: TổNG QUAN 3

1.1. Định nghĩa và các khái niệm cơ bản về PTNSLN 3

1.1.1. Định nghĩa 3

1.1.2. Các khái niêm cơ bản 3

1.2. PTNSLN trong điều trị bệnh lý u trung thất 4

1.2.1. Trên thế giới 4

1.2.2. Ở Viêt Nam 5

1.3. Giải phẫu định khu trung thất 5

1.3.1. Giới hạn của trung thất 5

1.3.2. Giải phẫu định khu trung thất 6

1.4. Phân loại u trung thất 11

1.4.1. Phân loại theo đặc điểm giải phẫu bênh lý 11

1.4.2. Phân loại theo vị trí và mối tương quan với giải phẫu bênh lý 15

1.5. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh 18

1.5.1. Đặc điểm lâm sàng 18

1.5.2. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh 22

1.6. Điều trị u trung thất và biến chứng của PTNSLN 25

1.6.1. Điều trị u trung thất 25

1.6.2. Biến chứng của PTNSLN 26

Chương 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 30

2.1. Đối tượng nghiên cứu 30

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bênh nhân 30

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 30

2.1.3. Số lượng bênh nhân 31

2.2. Phương pháp nghiên cứu 31

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 31

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu 31

2.2.3. Phẫu thuật nôi soi lồng ngực 32

2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 38

2.3. Xử lý số liệu 41

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 42

3.1. Dịch tễ học của u trung thất 42

3.1.1. Tuổi 42

3.1.2. Giới 42

3.1.3. Tần suất của các u trung thất 43

3.2. Các đặc điểm lâm sàng 43

3.3. Các đặc điểm chẩn đoán hình ảnh 45

3.3.1. Đặc điểm khối u trên Xquang ngực thường quy 45

3.3.2. Đặc điểm khối u trên CLVT và CHT 46

3.3.3. Đối chiếu hình ảnh XQuang ngực thường quy với CLVT và CHT 49

3.4. Phẫu thuật nội soi lổng ngực 50

3.4.1. Đặc điểm phẫu thuật 50

3.4.2. Kết quả sớm sau mổ 54

Chương 4: BÀN LUẬN 57

4.1. Đặc điểm dịch tễ 57

4.1.1. Tuổi- Giới 57

4.1.2. Tần suất gặp của từng loại UTT 58

4.2. Đặc điểm lâm sàng 58

4.3. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh 59

4.3.1. Phim Xquang ngực thường quy 59

4.3.2. Phim CLVT và CHT 60

4.4. Phẫu thuật nội soi lổng ngực 62

4.4.1. Đặc điểm phẫu thuật 62

4.4.2. Kết quả sớm sau mổ 73

4.4.3. Áp dụng PTNSLN 76

KẾT LUẬN 81

KIẾN NGHỊ 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

 

Leave a Comment