Bước đầu xác định mối liên quan giữa kháng thể kt anti – ccp2 và một số yếu tố trong bệnh viêm khớp dạng thấp

Bước đầu xác định mối liên quan giữa kháng thể kt anti – ccp2 và một số yếu tố trong bệnh viêm khớp dạng thấp

Có khoảng 0,3 – 1% dân số thế giới mắc bệnh viêm khớp dạng  thấp. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ tránh được tình trạng huỷ hoại khớp và tàn phế. Ngoài yếu tố dạng thấp (rheumatoid factor – RF) năm 1998, Schellekens phát hiện rằng phân tử acid amin citrulline là thành phần cấu tạo chủ yếu quyết định tính kháng nguyên của một protein là thành phần cơ bản của kháng thể đặc hiệu có tên là kháng thể anti cyclic citrullinated peptide (anti – CCP antibodies).
Xét nghiệm dùng CCP2 (kháng nguyên thế hệ thứ hai) có độ đặc hiệu tương tự kháng nguyên CCP1, nhưng có độ nhạy cao hơn (khoảng 80%). Xét nghiệm này được giới thiệu từ đầu năm 2002 và hiện được dùng phổ biến trên thế giới [8] do có độ nhạy cao, độ đặc hiệu rất cao và có giá trị tiên lượng bệnh. Chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá giá trị của xét nghiệm này tại Việt Nam. Mục tiêu của đề tài: kháng thể KT anti – CCP2 trong bệnh viêm khớp dạng thấp.
2. Xác định mối liên quan giữa kết quả KT anti – CCP2 và các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
I.    ĐỐI    TƯỢNG    VÀ    PHƯƠNG    PHÁP NGHIÊN CỨU
1.    Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: 70 bệnh nhân tại khoa Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 03 đến tháng  07 năm 2006, từ  16 tuổi  trở  lên, không phân biệt giới tính.
–    Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân vào nghiên cứu
+ Đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp theo ACR 1987.
+ Giai đoạn bệnh 1 – 3 theo phân loại Steinbrocker.
+ Chấp nhận tham gia nghiên cứu.
–    Tiêu chuẩn loại bệnh nhân khỏi nghiên cứu
1.    Xác  định  độ  nhạy  của  xét  nghiệm tìm
+ Giai đoạn bệnh 4 theo phan loai
Steinbrocker.
Mục tiêu: (1) Xác định độ nhạy của kháng thể anti – CC2P ( KT anti – CCP2 ) trong bệnh nhân viêm khớp dạng thấp Việt Nam. (2) Xác định mối liên quan giữa KT anti – CCP2 và các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: 70 bệnh nhân được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ACR 1987, từ tháng 03 đến tháng 07 năm 2006; phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: (1)Độ nhạy của KT anti – CCP2 là 67,1%. (2) Độ nhạy của xét nghiệm này bằng độ nhạy của RF (67,1%) tại thời điểm nghiên cứu và cao hơn của RF (70% so với 57,5%) ở giai đoạn sớm của bệnh. Không có mối liên quan giữa sự có mặt của KT anti – CCP2 và tình trạng viêm và giai đoạn tổn thương trên Xquang. Kết luận: (1) Độ nhạy của kháng thể KT anti – CCP2 trong bệnh viêm khớp dạng thấp là 67,1%. (2) Độ nhạy của xét nghiệm này bằng độ nhạy của RF tại thời điểm nghiên cứu và cao hơn của RF ở giai đoạn sớm của bệnh. Không có mối liên quan giữa sự có mặt của KT anti – CCP2 với tình trạng viêm và giai đoạn tổn thương trên X-quang.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment