Các dạng biến đổi giải phẫu đài bể thận ở người Việt Nam trưởng thành trên phim chụp niệu đồ tĩnh mạch

Các dạng biến đổi giải phẫu đài bể thận ở người Việt Nam trưởng thành trên phim chụp niệu đồ tĩnh mạch

Giải phẫu thận kinh điển đã được nghiên cứu và mô tả nhiều trong y văn [4, 7]. Nghiên cứu giải phẫu đài bể thận trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh là một hướng nghiên cứu mới, không xâm lấn, chân thực và có tính ứng dụng cao trong thực hành lâm sàng. Năm 1929, M.Swick đã mô tả phương pháp chụp niệu đồ tĩnh mạch (urographie intraveineuse – UIV) sử dụng selectan – chất cản quang iode đường tĩnh mạch [7]. Từ đó đến nay, chụp UIV  trở  thành  phương  tiện  cận  lâm  sàng không thể thiếu trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiết niệu, đặc biệt là sỏi tiết niệu. Chụp UIV cho thấy hình thái đài bể thận, trục cổ đài thận, các dị dạng tiết niệu, tình trạng bệnh lý tiết niệu giúp lựa chọn phương thức điều trị thích hợp. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu mô tả giải phẫu đài bể thận trên phim UIV [3]. Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có nghiên cứu giải phẫu đài bể thận bình thường trên phim UIV. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài này nhằm mục tiêu: mô tả các dạng biến đổi giải phẫu đài bể thận trên phim chụp niệu đồ tĩnh mạch.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP

Nghiên cứu mô tả, hồi cứu trên 200 hình ảnh thận bình thường (gồm 100 thận phải và 100 thận trái)  trên phim UIV thu thập từ hồ sơ bệnh án tại bệnh viện Việt Đức Hà Nội từ 01/2010 đến 08/2011. Các số liệu thu thập được xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm Epi InfoTM3.5.1, Excel 2010, SPSS 18.0.

III. KẾT QUẢ

1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu

Tuổi trung bình: 45,62 ± 10,55. Phân nhóm tuổi: 18 – 25 tuổi: 7 (3,5%), 26 – 35: 30 (15%); 36 – 45: 50 (25%); 46 – 55: 79 (39,5%), 56 – 65: 34 (17%). Giới: Nam: 84 (42%), nữ: 116 (58%).

2. Hình thái đài bể thận trên phim UIV

Số  lượng  đài  nhỏ  trung  bình:  7,18  ± 1,305. Nhỏ nhất là 4, lớn nhất là 11.

Hình thái bể thận theo phân bố đài  lớn (hình 1): bể thận có 2 đài lớn: 40,5% (81/200); có 2 đài lớn không điển hình 29% (58/200), có 3 đài lớn 30,5% (61/200). Không có trường hợp nào không có đài lớn hoặc có 4 đài lớn.

Chiều ngang bể thận trung bình được đo từ chỗ đổ vào bể thận của đài lớn trên và dưới là 20,12 ± 6,052mm. Chiều dọc bể thận trung bình được đo từ đáy bể thận đến khúc nối bể thận – niệu quản là 25,52 ± 8,491mm.

Hình dạng bể thận theo phân loại  của Graves  (1986)  (hình  2):  dạng  phễu:   56% (112/200), dạng chữ Y: 13%  (26/200),  dạng cành cây: 15% (30/200),  dạng bóng: 11,5% (23/200), dạng chữ T:  4,5% (9/200).

Vị trí bể thận so với xoang thận (hình 3): trong  xoang:  55,5%  (111/200),  trung   gian: 16,5 % (33/200), ngoài xoang hoặc phần lớn ngoài xoang: 2,5% (5/200), phần  lớn trong xoang: 25,5% (51/200).

Không có mối liên quan giữa hình thái bể thận và vị trí bể thận (p > 0,05).

Giải phẫu đài bể thận trên phim chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV) cần thiết trong thực hành lâm sàng và hiện chưa được nghiên cứu ở Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm mô tả các dạng biến đổi giải phẫu đài bể thận trên phim UIV. Kết quả cho thấy, số lượng đài nhỏ trung bình: 7,18 ± 1,305. Bể thận có 2 đài lớn: 40,5%, có 2 đài lớn không điển hình: 29%, có 3 đài lớn: 30,5%. Bể thận có dạng phễu: 56%, cành cây: 15%, chữ Y: 13%, dạng bóng: 11,5%, dạng chữ T: 4,5%. Vị trí bể thận trong xoang: 55,5 %, phần lớn trong xoang: 25,5%, trung gian: 16,5% và ngoài xoang: 2,5%. Từ đó có thể kết luận, nghiên cứu giải phẫu đài bể thận trên phim UIV là khả thi và có tính ứng dụng cao.
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment