Các hình thái tổn thương tạng trong chấn thương bụng kín

Các hình thái tổn thương tạng trong chấn thương bụng kín

Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, kéo theo sự đô thị hóa,giao thông quá tải các loại tai nạn cũng gia tăng nhanh chóng. Chỉ riêng tai nạn giao thông hàng năm đã cướp đi sinh mạng hơn 5 triệu người trên thế’ giới cũng như làm hàng chục triệu người thương tật [6]. Việc cứu chữa cho các nạn nhân vô cùng tốn kém trở thành gánh nặng cho mỗi gia đình và toàn xã hôi
Với tình hình tai nạn hiện nay các thương tổn trên cơ thể đều rất phức tạp do vận tốc cao, năng lượng lớn gây nên. Các tạng trong ổ bụng rất dễ bị tổn thương do thành bụng mềm, co giãn nên lực tác đông hầu như còn nguyên vẹn lên các tạng. Ngoài ra, cơ thể người gồm nhiều tạng có tỷ trọng khác nhau, khối lượng khác nhau khi di chuyển với tốc đô lớn bị dừng đôt ngôt các tạng có quán tính khác nhau, tạo nên sự giằng xé các tạng. Như vậy mức đô tổn thương các tạng cũng rất khác nhau tùy thuộc vào lực tác đông, phương thức tác đông. Các tạng có cấu trúc mô học, giải phẫu học rất khác nhau (tạng đặc, tạng rỗng_) nên các loại hình tổn thương cũng rất khác nhau. Các tổn thương này cũng để lại hậu quả, tiến triển khác nhau như tự liền, tổ chức hóa, chảy máu, viêm phúc mạc, áp xe_ là nguyên nhân gây tử vong và các diễn biến lâm sàng phức tạp.
Phát hiện sớm các tổn thương này có ý nghĩa quan trọng cho thái đô xử trí trên lâm sàng, quyết định tính mạng, sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên do tổn thương nằm trong ổ bụng không nhìn thấy trực tiếp, diễn biến phức tạp nên rất khó chẩn đoán. Các thăm khám lâm sàng chỉ cho phép dự đoán có tổn thương hay không, không cho biết chính xác tổn thương ở tạng nào, mức đô tổn thương ra sao. Các thăm dò hình ảnh hiện đại như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp công hưởng từ_ cho phép thấy các tổn thương tạng đặc tương đối lớn, trong nhu mô mà không thấy rõ các tổn thương nhỏ nông ở bề mặt, các tổn thương của tạng rỗng… Các thăm dò này đã tạo nên bước tiên bô lớn trong chẩn đoán và điều trị CTBK
Mở bụng nhìn trực tiểp tổn thương là biên pháp đánh giá chính xác nhất nhưng không phải tốt nhất vì có nhiều thương tổn có thể tự sửa chữa không cần môt cuôc mở bụng phức tạp, đau đớn, nhiều biên chứng. Nôi soi ổ bụng là can thiêp tối thiểu nhưng cũng cho phép nhìn trực tiốp, đánh giá chính xác tổn thương lại có thể sửa chữa tổn thương tránh được mở bụng lớn.
Hiểu rõ được hình thái các loại thương tổn của các tạng, diễn biên có thể xảy ra giúp cho thày thuốc chẩn đoán đúng và có thái đô điều trị hợp lý mang lại kêt quả điều trị tốt nhất cho bênh nhân. Chúng tôi tiên hành đề tài nhằm mục tiêu Tìm hiểu các hình thái tổn thương của các tạng trong CTBK và tiên triển của chúng. 1. Cơ CHẾ GÂY TỔN THƯƠNG
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tổn thương các tạng trong ổ bụng: bị đánh, bị va đập, bị đè ép, do ngã từ trên cao, sức ép do nổ. Lực tác đông vào các tạng theo 2 cơ chố chính: tác đông trực tiốp và tác đông gián tiốp. Tuy nhiên trong đa số các trường hợp tai nạn không thể phân biêt hai cơ chố vì có thể do cả hai.
1.1. Cơ chế’ tác động trực tiếp
Do các lực trực tiêp tác đông lên thành bụng truyền đốn các tạng. Do thành bụng phía trước và hai bên chỉ bao gồm cơ rất đàn hồi, mềm dẻo khi bị tai nạn bất ngờ nạn nhân thường không chủ đông căng cơ chống đỡ nên lực tác đông hầu như nguyên vẹn lên tạng bên trong. Nêu cơ thành bụng căng lên chống đỡ lực tác đông thì lực tác đông trực tiêp lên tạng giảm đi nhiều nhưng lại gây tăng áp ổ bụng đôt ngôt gián tiêp làm tổn thương môt số tạng như bàng quang, cơ hoành. Lực tác đông đên từ phía sau sẽ gặp phải sự chống đỡ của côt sống và khối cơ lưng dày và khỏe nên sẽ làm tổn thương các bô phận này trước rồi đên các tạng sau phúc mạc nhất là thận.
Các tạng có cấu trúc đặc, giòn như gan, lách, thận rất dễ bị nứt vỡ. Các tạng rỗng do tính chất đàn hồi ít bị tổn thương hơn. Tạng rỗng bị tổn thương chủ yêu khi bị kẹt giữa lực tác đông và một nền cứng đó chính là cột sống ở phía sau cho nên các vị trí thường bị tổn thương là khung tá tràng, quai ruột nằm trước cột sống khi bị tác động. Tạng rỗng còn dễ bị tổn thương khi trong lòng căng đầy ví dụ như dạ dày căng khi ăn no, ruột căng hơi, bàng quang đầy nước tiểu…khi có lực tác động gây tăng áp đột ngột dẫn đến rạn, vỡ.
Nếu lực tác động trên diên rộng như đè ép sẽ gây nên nhiều tổn thương phức tạp. Dấu tích để lại của lực tác động lên thành bụng có thể rõ ràng như sây sát, tụ máu hoặc bầm giập, vết thương nhưng đa phần không có dấu tích gì. Khi có tổn thương thành bụng nặng nguy cơ tổn thương tạng trong ổ bụng rất lớn
 

Leave a Comment