Các lý do dẫn đến chẩn doán và xử trí muộn chửa ngoài tử cung đến điều trị tại bệnh viện phụ sản trung ương
Tỷ lệ chẩn đoán và xử trí chửa ngoài tử cung muộn vẫn còn cao, cần phải tìm những lý do chẩn đoán và xử trí muộn. Mục tiêu: Mô tả những lý do chẩn đoán và xử trí chửa ngoài tử cung muộn đến điều trị tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 124 bệnh nhân chửa ngoài tử cung. Kết quả: (1) Những nguyên nhân chẩn đoán muộn: Trình độ văn hoá thấp bị chửa ngoài tử cung muộn gấp 3,2 lần so với người có học vấn trung học chuyên nghiệp hoặc cao đẳng hoặc và đại học. Thiếu kiến thức về chửa ngoài tử cung, đi khám bệnh muộn làm tăng chửa ngoài tử cung muộn. Do thầy thuốc: 44,4% chẩn đoán ban đầu không đúng, chuyển lên tuyến trên không thích hợp. Do khách quan: phương tiện vận chuyển không tốt, mất nhiều thời gian; 16,9% chửa ngoài tử cung muộn do thời gian theo dõi lâu và làm các xét nghiệm. (2) Những nguyên nhân xử trí muộn: Do bệnh nhân: Từ chối không vào viện hoặc nằm viện để theo dõi, 4,8% xử trí muộn do chuyển tuyến không thích hợp. 2,4% do thầy thuốc chuyển tuyến không đúng. 2,4% chờ để mổ nội soi, hoặc theo dõi chưa chặt chẽ. Kết luận: Làm tốt công tác TT – GD – TT về chửa ngoài tử cung, tổ chức phương tiện vận chuyển tốt, chuyển tuyến đúng, nhanh, chẩn đoán và xử trí đúng, kịp thời có thể làm giảm được chửa ngoài tử cung muộn, chống ba chậm trễ trong làm mẹ an toàn.
Chửa ngoài tử cung (CNTC) là một cấp cứu sản khoa, đang tăng ở Việt Nam cũng như ở trên thế giới. Tại Kiên Giang, từ 1995 – 9/1997, CNTC vỡ tràn máu ổ bụng chiếm 87% [6]. Tại khoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu, từ năm 1996 – 2001, tỉ lệ CNTC vỡ là 89%, huyết tụ thành nang 7,6% [9]. Tại viện bệnh viện Bảo vệ Bà mẹ trẻ sơ sinh (nay là bệnh viện Phụ Sản Trung Ương – BVPSTƯ), trong 2 năm (1999 – 2000), CNTC vỡ là 22,43%, phải truyền máu 76 trường hợp (9,31%) với 49 lít, trung bình 0,64 lít/người [3, 4]. Có tới 50% CNTC chẩn đoán muộn do thầy thuốc không phát hiện được.Chẩn đoán nhầm do bác sĩ đa khoa là 50%, do bác sĩ chuyên khoa là 36%, có 10% bệnh nhân được về nhà, sau đó phải vào viện lại vì CNTC vỡ [1, 2, 10]. Tại bệnh viện Từ Dũ (2002), có 436/457 trường hợp CNTC vỡ trước khi đến bệnh viện (95,4%) [7]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chẩn đoán và xử trí muộn CNTC, trong đó nguyên nhân do người thày thuốc tới trên 50%[10].
Chẩn đoán muộn không những đe doạ tính mạng bệnh nhân mà còn làm giảm khả năng điều trị bảo tồn, việc truyền máu làm ảnh hưởng đến kinh tế và tăng nguy cơ bệnh lây qua đường máu đặc biệt là HIV và viêm gan B, vì vậy CNTC không chỉ đặt ra một nhiệm vụ quan trọng cho ngành sản phụ khoa mà còn cho cả cộng đồng. Mục tiêu:
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích