Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh thường gặp trong bệnh lý cột sống cổ, tỷ lệ mắc đứng thứ hai sau thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng [17]. Do sự phát triển của xã hội, hoạt động của con người ngày càng đa dạng, khi làm việc phải có những động tác cúi ngừa, xoay cổ lặp đi lặp lại nhiều lần hay cùng một tư thế đòi hỏi sự thích nghi của cột sống cổ nên tỉ lệ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngày càng cao. Theo Gore và Kelsey [15] cho thấy tỉ lệ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khoảng 5,5 người/100.000 dân. Kokubun [16] tỉ lệ phẫu thuật về bệnh lý đốt sống cổ hàng năm là 1,54 người/100.000 dân.
Do đặc điểm giải phẫu của cột sống cổ có liên quan đến tủy sống và rễ thần kinh khác với cột sống thắt lưng chỉ liên quan đến rễ thần kinh, nên khi xảy ra thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép cả đường dẫn truyền thần kinh chi trên và chi dưới làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các chi, theo Hồ Hữu Lương [10] thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường gặp ở tuổi từ 35 đến 59 chiếm 83,78%, đây là độ tuổi đang lao động có ích cho xã hội, nếu phát hiện muộn sẽ làm cho người bệnh tàn phế suốt đời. Do vậy việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là một việc vô cùng cần thiết.
Có nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có giá trị khác nhau. X quang quy ước: tư thế thẳng, nghiêng, chếch 3/4, cúi, ưỡn tối đa . cho các giá trị như thoái hóa các đốt sống, mất đường cong sinh lý của cột sống, các khối u của đốt sống, độ vững (trượt) của các đốt sống… nhưng vì đĩa đệm không cản quang nên đây là hạn chế của phương pháp này.
Chụp tủy cản quang [8][13], là một kỹ thuật chụp xquang có can thiệp ở tầng cổ phức tạp hơn so với phần cột sống thắt lưng, nhưng phương pháp này không thấy được hình ảnh trực tiếp của đĩa đệm, nên khó phân biệt tổn thương chèn ép do các nguyên nhân khác như : tổ chức xơ sẹo, di căn …
Chụp cắt lớp vi tính khá tốt trong các trường hợp thoát vị kèm theo thoái hóa xương [3] thương tổn xương như : vôi hóa dây chằng dọc sau ,dày dây chằng vàng và mỏ xương trong chẩn đoán đánh giá cấu trúc đĩa đệm, mức độ thoát vị đĩa đệm thì kỹ thuật này còn hạn chế [14].
Năm 1996 chụp cộng hưởng từ lần đầu tiên được sử dụng ở Việt Nam. Trần Trung và Hoàng Đức Kiệt thông báo 90 trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trong giai đoạn 2 năm từ 1996 đến 1998. Nguyễn Thị Anh Hoàng đã phát hiện 240 trường hợp thoát vị đĩa đệm, nên đây không phải là một bệnh lý hiếm gặp mà do trước kia chưa cĩ chẩn đoán chính xác, thường bỏ sót hoặc phát hiện ở giai đoạn muộn[2][4].
Sự ra đời của chụp cộng hưởng từ đã làm thay đổi phương thức chẩn đoán, lựa chọn phương pháp điều trị, kỹ thuật mỗ và tiên lượng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ đặc biệt là phối hợp với bệnh lý thoái hoá cột sống[7]. Ngày nay, để chẩn đoán xác định bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh CHT, CLVT đóng vai trò rất quan trọng, được coi là “chuẩn vàng” trong chẩn đoán, chỉ định phẫu thuật cũng như theo dõi sau mổ. Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành viết chuyên đề này nhằm mục đích sau:
1. Mo tả các phương pháp chẩn đoản hình ảnh bệnh ly thoát vị đĩa đệm cOt sOng co.
2. Phản tích ưu nhươc điem của từng phương pháp đe co sư lưa chon
thích hơp trong chẩn đoản .
MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề 1
2. Cơ chế bệnh sinh 3
2.1. Thoái hóa đốt sống 3
2.2. Thoái hóa đĩa đệm 4
2.3. Thoát vị đĩa đệm 4
3. Biểu hiện lâm sàng 5
3.1. Hội chứng chèn ép rễ đơn thuần 5
3.2. Hội chứng chèn ép tủy đơn thuần 7
3.3. Hội chứng rễ tủy phối hợp 9
4. Phân loại thoát vị đĩa đệm 9
4.1. Phân loại theo liên quan với dây chằng dọc sau 9
4.2. Phân loại theo liên quan với rễ thần kinh, tủy sống 10
5. Chẩn đoán hình ảnh TVĐĐCSC 12
5.1. X quang 12
5.2. Chụp tủy có bơm thuốc cản quang 13
5.3. Chụp đĩa đệm 13
6. Chụp cắt lớp vi tính cột sống 14
6.1. Kỹ thuật chụp CLVT 14
6.2. Hình ảnh CLVT bình thường 15
6.3. Hình ảnh CLVT TVĐĐ cột sống cổ 16
6.4. Ưu nhược điểm của chụp CLVT trong chẩn đoán TVĐĐ 18
7. Chụp cộng hưởng từ cột sống 18
7.1. Chỉ định 18
7.2. Kỹ thuật thăm khám cộng hưởng từ cột sống cổ 19
7.3. Giải phẫu CHT cột sống cổ 20
7.4. Hình ảnh TVĐĐ trên phim chụp CHT 21
7.5. Ưu nhược điểm của CHT trong chẩn đoán TVĐĐ 23
8. Kêt luận 24
Tài liệu tham khảo