Các phương pháp tạo hình tổn khuyết phần mềm nhỏ và vừa vùng hàm mặt
Khuôn mặt là bô phận thể hiên nét đặc trưng riêng của mỗi người và là nơi bôc lô nhất của cơ thể, chính vì thế cũng là bô phận dễ bị thương tổn do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, bỏng, viêm nhiễm.. .Trong đó, phần mềm vùng hàm mặt là tổ chức chịu ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp của các tác nhân và với sự đa dạng về mức đô và hình thái tổn thương, việc điều trị luôn đòi hỏi mức đô phục hồi cao nhất về chức năng cũng như thẩm mỹ. Môt trong những yếu tố gây phức tạp trong điều trị tổn thương vùng hàm mặt là trên môt diện tích nhỏ nhưng lại có nhiều bô phận quan trọng như mi mắt, cánh mũi, môi, cung mày….Các cấu trúc tinh tế này rất dễ bị biến dạng khi chỉ thiếu môt lượng nhỏ tổ chức. Do đó, việc tạo hình tổn khuyết phần mềm vùng hàm mặt luôn là môt thách thức với các phẫu thuật viên tạo hình.
Cho đến này, đã có nhiều phương pháp tạo hình tổn khuyết phần mềm vùng hàm mặt: Khâu đóng trực tiếp, ghép da, sử dụng các vạt da tại chỗ và kế
cận, các vạt da từ xa tới hay các vạt da tự do Việc lựa chọn giải pháp phụ thuộc vào vị trí, kích thước, và tính chất của tổn khuyết. Trong đó, đối với các tổn khuyết nhỏ và vừa thì chất liệu tốt nhất chính là tổ chức tại chỗ và vùng lân cận. Tuy nhiên, nhược điểm cơ bản của các phương pháp kinh điển khi sử dụng chất liệu tại chỗ và lân cận là lô sẹo đường rạch lấy tổ chức tạo hình và hạn chế góc xoay của vạt.
Để khắc phục những nhược điểm này, vạt đảo đã được phát minh và ứng dụng trong tạo hình vùng hàm mặt cũng như môt số vùng khác trên cơ thể (thân mình,chi…) sau những nghiên cứu của Esser[26] (1918) về hệ thống mạch xiên từ lớp cân sâu đi lên nuôi da. Barron [18] (1965), Spira[54] (1974), Ono I.(1993) [48] đã cải tiến và tạo ra nhiều loại hình vạt đảo để khắc phục các nhược điểm của vạt da tại chỗ. Đặc biệt, Salmon PJ và Klaassen MF (2005) trong 10 năm sử dụng 120 vạt đảo chân nuôi tổ chức dưới da để tạo hình vùng hàm mặt nhận thấy vạt có nhiều ưu điểm: vạt rất linh hoạt, dễ thực hiên, ít biến chứng và kết qủa thẩm mỹ cao
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
I. Các phương pháp tạo hình tổn khuyết phần mềm vừa và nhỏ vùng hàm mặt
2
1. Khâu trực tiếp (Primary closure) 2
2. Ghép da rời tự thân (Skin graft) 3
3. Phương pháp tạo hình bằng các vạt da tại chỗ và lân cận 5
3.1. Vạt ngẫu nhiên (Random flap) 6
3.2. Các vạt da có mạch nuôi xác định (Axial flap) 15
4. Vạt trụ Gillies- Filatow 18
II. Vấn đề sử dụng vạt da đảo chân nuôi dưới da 19
1. Tình hình sử dụng vạt đảo chân nuôi tổ chức dưới da trong điều trị tổn
khuyết phần mềm vùng hàm mặt 19
2. Khái niêm và hình thức cấp máu của vạt đảo chân nuôi tổ chức dưới
da 22
3. Sinh lý vạt ngẫu nhiên 23
4. Nguyên tắc thiết kế và bóc tách vạt 23
5. Hình thức sử dụng vạt trên lâm sàng 24
6. Ưu-nhược điểm của vạt và các vạt thường dùng trên lâm sàng 27
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích