Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là tình trạng xảy ra phổ biến hiện nay. Theo đánh giá từ các chuyên gia thì căn bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên càng lâu dài không điều trị có thể dẫn đến tàn tật, teo cơ vì thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng. Vậy làm sao để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay và điều trị sớm?
Hội chứng ống cổ tay là gì?
Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh giữa nằm ở vị trí chính giữa lòng bàn tay và cẳng tay bị đè ép hoặc bó chặt. Lúc này, người bệnh sẽ cảm giác đau nhức, tê và ngứa ran ở cả bàn tay hoặc 4 ngón đầu tiên. Nguyên nhân là do dây thần kinh giữa có nhiệm vụ điều khiển hoạt động và cảm giác của các ngón tay (trừ ngón út).
Theo chia sẻ từ các chuyên gia thì có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hội chứng ống cổ tay như do di truyền, do lặp đi lặp lại cùng một chuyển động tay, thực hiện các thao tác cong hoặc duỗi bàn tay quá mức, sau những tổn thương hoặc phẫu thuật cổ tay, do các bệnh lý tiềm ẩn khác…
Bên cạnh đó, các triệu chứng về hội chứng ống cổ tay hầu như đều xảy ra vào ban đêm. Bởi vì khi đi ngủ vào ban đêm chúng ta sẽ có xu hướng gập cổ tay lại, điều này vô tình làm tăng áp lực lên dây thần giữa.
Và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng này sẽ xuất hiện với tần suất cao hơn, kể cả ban ngày gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc như gây khó khăn trong việc lái xe, đánh máy tính…
Các phương pháp chẩn đoán hội chứng ống cổ tay
Hiện nay, việc chẩn đoán hội chứng ống cổ tay có thể thực hiện được thông qua 2 phương pháp gồm chẩn đoán tại nhà và chẩn đoán tại bệnh viện.
Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay tại nhà
Tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh
Trên thực tế, không ai có thể hiểu rõ các triệu chứng xảy ra với cơ thể mình bằng chính bản thân mình. Vì vậy, hãy quan sát và đánh giá xem bản thân có đang mắc phải một hay nhiều yếu tố nguy cơ có thể mắc phải hội chứng ống cổ tay hay không.
- Độ tuổi và giới tính: Thông thường, những người mang giới tính nữ có nguy cơ dễ bị hội chứng ống cổ tay cao hơn nam giới. Về độ tuổi dễ bị nhất là khoảng 30 – 60 tuổi.
- Nghề nghiệp: Những người đang làm công việc đòi hỏi phải sữ dụng cổ tay liên tục như trong nhà máy, các dây chuyền sản xuất, đánh máy tính nhiều…thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường.
- Mắc các bệnh lý tiềm ẩn: Những người mắc các bệnh như viêm thấp khớp, thừa cân béo phì, mãn kinh, rối loạn trao đổi chất, rối loạn tuyến giáp, tiểu đường, suy thận…thường có nguy cơ mắc chứng hội chứng ống cổ tay cao.
- Lối sống hằng ngày: Nếu bạn có một lối sống thiếu khoa học, hút thuốc nhiều, ít vận động, ăn mặn…cũng là những điều khiến bạn dễ mắc phải hội chứng này hơn.
Cách nhận biết triệu chứng của hội chứng ống cổ tay
Hãy chủ động quan sát và đánh giá các triệu chứng, nếu nhận thấy một trong năm các triệu chứng xuất hiện ở bàn tay, cổ tay, cánh tay…dưới đây:
- Cảm giác ngứa ran ở cổ tay, ngón tay, bàn tay
- Tê cứng cả bàn tay, ngón hay hoặc cổ tay
- Đau cả bàn tay hoặc cổ tay
- Sưng cổ tay
- Tay bị yếu, không có sức.
Theo dõi các triệu chứng
Việc theo dõi các triệu chứng một cách sát sao sẽ giúp hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác hơn. Cụ thể như sau:
- Các triệu chứng xuất hiện từ từ, không dồn dập khiến người bệnh lơ là, không để ý.
- Mức độ của các triệu chứng không thuyên giảm theo thời gian và ngày càng nghiêm trọng.
- Lúc đầu các triệu chứng chỉ xuất hiện vào ban đêm, nhưng càng lâu dài thì các triệu chứng sẽ xuất hiện vào cả ban ngày.
Áp dụng thử phương pháp Phalen
Đây là một phương pháp đơn giản giúp chẩn đoán hội chứng ống cổ tay mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
Cách thực hiện như sau:
- Ngồi vào bàn, thẳng lưng là đặt 2 khuỷa tay lên bàn.
- Uốn cong cổ tay hết mức để làm tăng áp lực lên ống cổ tay và giữ nguyên tư thế này trong vòng 1 phút.
- Hoặc một cách thử nghiệm khác là chắp 2 mu bàn tay lại sát với nhau, ngón tay hướng xuống dưới giống như tư thế lạy ngược.
- Nếu bạn cảm thấy đau, ngứa, tê ở bàn tay, ngón tay hoặc cổ tay thì khả năng bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay.
Áp dụng một số phương pháp chẩn tại nhà khác
Còn rất nhiều phương pháp khác giúp chẩn đoán hội chứng ống cổ tay như:
- Thử nghiệm Tinel: thử nghiệm này được thực hiện bằng cách dùng búa phản xạ hoặc ngón tay vỗ nhẹ lên vùng cổ tay hoặc cổ tay để xem có xuất hiện cảm giác đau nhức, ngứa ran hay không.
- Thử nghiệm Garô: thực hiện bằng cách quấn băng đo huyết áp vào bắp tay hoặc cẳng tay nhằm làm tăng áp lực tạm thời lên ống cổ tay. Nếu xuất hiện cảm giác đau, tê và khó chịu thì nhiều khả năng bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay.
- Thử nghiệm ép cổ tay Durkan: dùng ngón cái của tay thuận tạo lực và nhấn trực tiếp lên cổ tay để tăng áp lực. Nếu các triệu chứng xuất hiện thì có thể bạn đã dương tính với hội chứng ống cổ tay.
- Ngoài ra, hãy thử giơ tay lên đầu và giữ nguyên trong vòng 2 phút. Nếu xuất hiện các triệu chứng thì cũng rất có thể bạn đã mắc bệnh.
Cân nhắc việc đi khám bác sĩ
Nếu triệu chứng không thuyên giảm, ngày càng nghiêm trọng hơn, đau không thể chịu đựng được và khó làm việc, bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể chẩn đoán, điều trị triệu chứng đúng cách và loại trừ tất cả các căn bệnh nghiêm trọng mà bạn có thể mắc phải.
Phương pháp chẩn đoán ống cổ tay tại bệnh viện
Nếu các triệu chứng như vừa kể trên xuất hiện và ngày càng có xu hướng trầm trọng hơn khiến bạn bị đau, khó chịu không thể chịu đựng được. Thậm chí gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác bệnh cũng như có hướng điều trị đúng cách.
Đầu tiên, cũng giống với những gì bạn đã từng thực hiện tại nhà, bác sĩ sẽ đánh giá bàn tay và cổ tay của bạn bằng nhấn trực tiếp vào một vài huyệt để kích thích dấu hiệu đau nhức, tê tay. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ quan sát bằng mắt thường để kiểm tra xem có vị trí nào bị sưng hoặc nhạy cảm hay không.
Trường hợp bạn bị đau dữ dội sau những bài kiểm tra thì sẽ được chỉ định thực hiện tiếp tục một số xét nghiệm khác để tăng độ chính xác của kết quả khám bệnh.
Lúc này, để có thể chẩn đoán chính xác cũng như biết được bệnh đang ở mức độ nào, khả năng hồi phục ra sao, thời gian điều trị có lâu không và tiên lượng trước những tổn thương có thể xảy ra tại bàn tay khi chưa có bất kỳ một biểu hiện lâm sàng nào thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện 2 phương pháp gồm siêu âm đầu dò phẳng tần số cao và điện thần kinh.
- Siêu âm đầu dò phẳng tần số cao: Đây là phương pháp đơn giản và đem lại kết quả chính xác cao trong việc đánh giá sự thay đổi về hình thái và kích thước của dây thần kinh do sự áp lực ở ống cổ tay. Cách kiểm tra cảm giác lực tại các ngón tay bằng cách gõ nhẹ hoặc ấn trực tiếp lên dây thần kinh để xem có xuất hiện triệu chứng hay không.
- Nếu muốn đo được vận tốc xung dọc thần kinh cũng như sự phản ứng của các cơ với tín hiệu dẫn truyền thì có thể thực hiện điện thần kinh. Nếu các tín hiệu dẫn truyền bị yếu, chậm hơn chứng tỏ dây thần kinh đang bị tổn thương.
Tóm lại, việc đánh giá sơ bộ và trực quan ở những vị trí cần thiết là yếu tố bắt buộc để bác sĩ có hướng chẩn đoán kết quả chính xác. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tiến hành nghiệm phám Phalen để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay.
Một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán khác
Bên cạnh những phương pháp vừa kể trên thì theo y học hiện đại thì vẫn còn một số phương pháp khác giúp chẩn đoán hội chứng ống cổ tay. Bao gồm:
Xét nghiệm máu
Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện xét nghiệm máu nhằm loại trừ được các căn bệnh khác như bệnh tuyến giáp, viêm thấp khớp cũng như các bệnh lý tiềm ẩn khác. Sau khi có kết quả xét nghiệm thì bác sĩ sẽ dễ dàng chẩn đoán chính xác liệu có phải là hội chứng ống cổ tay hay không.
Chụp tia X
Sau khi đã loại trừ các bệnh khác bằng phương pháp xét nghiệm máu thì tiếp theo bác sĩ cũng sẽ chỉ định cho bạn thực hiện xét nghiệm hình ảnh. Với phương pháp chụp X-quang nhằm loại trừ các nguyên gây ra tình trạng đau nhức cổ tay như gãy xương hoặc viêm khớp dạng thấp.
Siêu âm ống cổ tay
Tiến hành siêu ấm ống cổ tay bằng kỹ thuật siêu âm cơ xương khớp. Với việc sử dụng sóng âm ở tần số cao để hiển thị cấu trúc của dây thần kinh giữa và phản chiếu hình ảnh những tổn thương ở cổ tay với chất lượng, độ phân giải không gian cao.
Đo điện cơ
Với phương pháp đo điện cơ, bác sĩ sẽ dùng các kim nhỏ châm vào cơ nhằm hỗ trợ đo độ phóng điện. Thông qua phương pháp này không chỉ giúp xác định chính xác những tổn thương xảy ra ở bàn tay, cổ tay mà còn giúp loại trừ một số bệnh khác.
Lưu ý: có thể bạn sẽ được cho uống thuốc giảm đau trước khi tiến hành đo điện cơ.
Xét nghiệm dẫn truyền thần kinh
Xét nghiệm này có tác dụng giúp phát hiện lỗi trong quá trình vận hành hệ thần kinh (nếu có) nhằm xác định xem bạn có mắc phải hội chứng ống cổ tay hay không.
Khi thực hiện xét nghiệm, bạn sẽ được gắn 2 thiết bị đo điện cực vào 2 bàn tay và cổ tay. Sẽ có một cú giật nhẹ tác động vào dây thần kinh giữa để đánh giá xem xung điện nằm trong ống cổ tay có phản ứng và hoạt động chậm lại hay không.
Chụp ảnh điện tử
Thử nghiệm này nhằm đo được lượng chất thải điện nhỏ phát sinh trong các khớp cơ. Lúc này, bạn sẽ được chèn một điện cực mỏng vào trong một số cơ để khi cơ co lại và nghỉ ngơi mới có thể đánh giá được hoạt động điện cơ.
Phương pháp này có thể giúp xác định sự tổn thương của cơ và loại trừ các bệnh khác.
Tóm lại, có rất nhiều phương pháp tối ưu có thể dùng để xét nghiệm chẩn đoán hội chứng ống cổ tay một cách chính xác. Tất cả đều giúp phát hiện các tổn thương ở giai đoạn sớm và tiến hành điều trị dứt điểm, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện uy tín để thực hiện các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán hội chứng ống cổ tay nhé.