Các rối loạn thần kinh: Thách thức sức khỏe cộng đồng

Các rối loạn thần kinh: Thách thức sức khỏe cộng đồng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa – Bác sĩ Nội đa khoa – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có hàng trăm triệu người trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi các rối loạn thần kinh. Hơn 6 triệu người chết vì đột quỵ mỗi năm và trong đó hơn 80% diễn ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Hơn 50 triệu người mắc bệnh động kinh trên toàn thế giới và có 47,5 triệu người mắc chứng mất trí nhớ trên toàn cầu với 7,7 triệu ca mắc mới mỗi năm. Ngoài ra, bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng mất trí nhớ với tỷ lệ chiếm 60% đến 70%.

Theo Wikipedia, rối loạn thần kinh (tên tiếng Anh là Neurological disorders) là bất kỳ rối loạn của hệ thống thần kinh. Bất thường về cấu trúc, sinh hóa hoặc điện trong não, tủy sống hoặc các dây thần kinh có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng thần kinh trung ương hay ngoại biên hoặc cả 2. Ví dụ: tê liệt, yếu cơ, phối hợp giảm hay mất cảm giác, đau, co giật, lú lẫn,…tùy thuộc mức độ thay đổi ý thức. Có thể có kèm hoang tưởng hay ảo giác. Đòi hỏi các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh hoặc Tâm thần phát hiện và phân biệt nguyên nhân từ đâu.

Triệu chứng thần kinh có thể xảy ra do nhiễm trùng hoặc do phản ứng miễn dịch

Nguyên nhân của những rối loạn thần kinh này:

  • Nhiễm trùng thần kinh: do nhiều loại vi khuẩn (như Mycobacterial tuberculosis, Neisseria meningitides), …
  • Các bệnh mạch máu não bao gồm phình mạch não, dị dạng mạch não, gây ra đột quỵ.
  • Choáng chỗ: khối u não, …gây ra liệt vận động, liệt các dây thần kinh sọ não,..
  • Do thoái hóa: đa xơ cứng (MS), bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và các chứng mất trí khác,
  • Chấn thương đầu gây tụ máu não,…
  • Rối loạn thần kinh do suy dinh dưỡng,…
  • Các bệnh lý tâm thần: tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, rối loạn phân ly,…

Vì nguyên nhân dẫn đến rối loạn thần kinh do nhiều bệnh nên yếu tố nguy cơ cũng thay đổi theo từng bệnh.

Ví dụ: Theo Tổ chức Y tế thế giới, yếu tố nguy cơ chính của hầu hết các dạng sa sút trí tuệ là tuổi già, với tỷ lệ mắc tăng gấp đôi sau mỗi năm ở những người trên 65 tuổi. Khởi phát trước tuổi này là rất bất thường và nếu có thì đó là bệnh Alzheimer, đây là bệnh do nguyên nhân di truyền do đột biến gen đơn lẻ tại một trong ba locus (beta amyloid tiền chất protein, presenilin1 và presenilin2) chiếm phần lớn các trường hợp Alzheimer.

Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cũng như sa sút trí tuệ não mạch (Vascular dementia). Bên cạnh đó, các nghiên cứu theo dõi trong một thời gian dài cho thấy huyết áp cao và mức Cholesterol cao ở lứa tuổi trung niên có tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer khi tuổi tăng dần lên.

Khi tăng Lipid máu thì nguy cơ xơ vữa mạch, cao huyết áp, và đây lại là nguy cơ đột quị não.

Tùy theo mức độ rối loạn thần kinh mà có thể tử vong, để lại di chứng thần kinh, giảm chất lượng cuộc sống, …

Sa sút trí tuệ là một trong những nguyên nhân chính gây ra khuyết tật trong cuộc sống sau này. Theo ước tính trong báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2003, chứng mất trí nhớ gây 11,2% tổng năm sống với tình trạng khuyết tật ở những người từ 60 tuổi trở lên: nhiều hơn đột quỵ (9,5%), rối loạn cơ xương (8,9%), bệnh tim mạch (5,0%) và tất cả các dạng ung thư (2,4%).

Các chi phí kinh tế dành cho chứng mất trí nhớ là rất lớn bao gồm các chi phí chăm sóc (chăm sóc sức khỏe, chăm sóc xã hội và cộng đồng, chăm sóc thay thế và cư trú dài hạn tại các cơ sở y tế hoặc chăm sóc tại nhà dưỡng lão) và chăm sóc không chính thức (chăm sóc không trả lương của các thành viên trong gia đình, bao gồm cả cơ hội bị mất để kiếm tiền hoặc tìm việc làm khi phải chăm người bệnh).

Tại Vương quốc Anh, chỉ riêng chi phí chăm sóc trực tiếp đã chiếm gần 8 tỷ Đô la hoặc 13.000 Đô la mỗi bệnh nhân. Tại Hoa Kỳ, chi phí ước tính khoảng 100 tỷ Đô la mỗi năm, với những bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ nghiêm trọng thì chi phí khoảng 36.794 đô la mỗi người bệnh (đây là giá năm 1998).

Ở các nước phát triển, chi phí có xu hướng tăng lên khi chứng mất trí tiến triển. Khi những người mắc chứng mất trí nhớ được chăm sóc tại nhà, chi phí chăm sóc không chính thức có thể vượt quá chi phí chăm sóc chính thức trực tiếp. Khi bệnh tiến triển và cần sự tham gia của nhân viên y tế, chi phí chăm sóc chính thức sẽ tăng.

Đột quỵ não, làm tổn thương tế bào não, tùy theo vùng não tổn thương mà có thể liệt vận động, nói khó, rối loạn về nhận thức, tư duy, cảm xúc,…Chưa kể tổn thất về kinh tế, làm mất chất lượng cuộc sống,..

Cần tới thăm khám khi tình trạng mất trí nhớ tiến triển

Bài viết tham khảo nguồn: who.int

Nguồn: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cac-roi-loan-kinh-thach-thuc-suc-khoe-cong-dong/

Leave a Comment