Các thể lâm sàng của thoát vị đĩa đệm cột sống co có đối chiếu với hình ảnh cộng hưởng từ

Các thể lâm sàng của thoát vị đĩa đệm cột sống co có đối chiếu với hình ảnh cộng hưởng từ

Nghiên cứu tiến cứu, mô tả lâm sàng cắt ngang không đối chứng. Đề tài Các thể lâm sàng của thoát vị đĩa đêm cột sống cổ có đối chiếu với hình ảnh cộng hưởng từ. Lô nghiên cứu gồm 30 bênh nhân, tại khoa phẩu thuật thần kinh Bênh viên, Việt Đức, từ 1/2006 đến 7/2007. Bênh xảy ra ở nam và nữ tỉ lê gần bằng nhau (53,3% – 46,7%). Đa số là nông dân 61%. Tuổi trung bình 48,33 ± 11,32. Triêu chứng là đau cổ lan xuống vai, tay (57,7%). Đau tại chổ (cổ: 54%). Đau kiểu rễ xảy ra ở thể thoát vị trung tâm và bên (76%). Thoát vị bên (53%) chèn rễ làm rối loạn vận động cảm giác một bên. Thoát vị trung tâm, cạnh trung tâm chèn ép tuỷ (67%) làm rối loạn cảm giác, vận động hai bên. Có tăng phản xạ gân xương. Chẩn đoán bênh cảnh thoát vị đĩa đêm cổ dựa trên các triêu chứng lâm sàng có thể định hướng được thoát vị ở thể nào, nhưng để có chẩn đoán chính xác phải kết hợp với cộng hưởng từ.
I.    ĐẶT VẤN ĐỂ
Thoát vị đĩa đêm cột sống cổ là bênh lý tương đối phổ biến [5]. Theo một nghiên cứu dịch tễ học ở Nhật bản, hàng năm có từ 1-2/100.000 người dân phải mổ vì bênh này. Bênh không có triêu chứng đặc hiêu mà nằm trong bênh cảnh lâm sàng của bênh thoái hóa cột sống cổ [ 2 ], vì vậy chẩn đoán khá khó khăn và dễ bị bỏ qua. Từ những năm 1990 trở lại đây, nhờ tiến bộ về mặt chẩn đoán hình ảnh như : cắt lớp vi tính, đặc biêt là cộng hưởng từ, bênh nhân ngày càng được phát hiên thoát vị đĩa đêm đốt sống cổ nhiều hơn. Ở Viêt nam chỉ 2 năm sau, từ khi có chụp cộng hưởng từ, Hoàng Đức Kiêt (1997) [4] đã thông báo 90 trường hợp thoát vị đĩa đêm đốt sống cổ. Từ đó đến nay, tỷ lê phát hiên bênh ngày càng tăng, tuy mới tập trung ở các trung tâm điều trị chuyên khoa.
Triêu chứng lâm sàng của bênh khá đa dạng do có nhiều thể loại thoát vị. Các triêu chứng thay đổi tuỳ theo vị trí, thể loại, mức độ thoát vị và mắc bênh ở tuổi nào, giới nào, có kèm theo các bênh lý khác của cột sống hay không?[3 ] Do vậy viêc khám bênh cần phải tỉ mỉ, nhiều lần [ 1 ], Các biểu hiên lâm sàng chính thường tập trung ở các hội chứng: chèn ép rễ, chèn ép tủy, chèn ép rễ- tủy tùy theo các loại thoát vị khác nhau, viêc phân loại các nhóm triêu chứng tương ứng với các thể thoát vị thể hiên trên chẩn đoán hình ảnh và trong mổ giúp cho người thầy thuốc lâm sàng có hướng trong chẩn đoấn và điều trị thích hợp. Vì vậy mục đích của nghiên cứu nhằm:
–    Mô tả triêu chứng của thoát vị đĩa đêm cột sống cổ.
– Phân loại các thể lâm sàng tương ứng với loại thoát vị dựa trên đối chiếu với chẩn đoán hình ảnh (cộng hưởng từ) và trong khi mổ.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu Đối tượng
Từ 1/2006 đến 8/2007, tại khoa phẫu thuật thần kinh Bênh viên Việt Đức, chúng tôi thu thập được 30 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đã được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng, kết quả cộng hưởng từ có đối chiếu với tổn thương trong khi mổ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả lâm sàng, cắt ngang, không đối chứng Nôi dung nghiên cứu:
Tất cả bệnh nhân đều được khám lâm sàng tỉ mỉ, mô tả các triệu chứng lâm sàng đầy đủ
–    Khám vận động tứ chi theo thang điểm của Hội cột sống Mỹ (cho điểm từ 0- 5) [8,11]
–    Khám cảm giác theo phân bố của rễ thần kinh
–    Khám nghiệm pháp Spurling được đánh giá dương tính khi ấn đầu xuống trong tư thế ngửa cổ và nghiêng đầu về phía đau thì tạo ra đau từ cổ lan xuống vai, cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Đau xuất hiện là do làm hẹp lỗ gian đốt sống và có thể làm tăng thể tích phần đĩa đệm lồi ra. Đây là nghiệm pháp quan trọng đánh giá đau kiểu rễ trên lâm sàng. Có thể giảm hoặc mất cảm giác kiểu rễ hoặc dị cảm ở da theo khu vực rễ thần kinh chi phối.
o.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment