Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân ở bệnh viện Bảo Lộc

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân ở bệnh viện Bảo Lộc

Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân ở bệnh viện Bảo Lộc.Mục đích của nghiên cứu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân ở bệnh viện Bảo Lộc. Mục tiêu của luận văn là xác định và đo lường mức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân ở bệnh viện Bảo Lộc tại thời điểm năm 2014. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp cải thiện thực trạng sinh trẻ nhẹ cân.

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân ở bệnh viện Bảo Lộc. Đồng thời xây dựng, đánh giá và định lượng đo lường chúng. Mô hình của đề tài được phát triển từ ý tưởng cơ sở lý luận của các khái niệm. Trên cơ sở này, đề tài tìm ra những nhân tố quan trọng thật sự ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân, với đối tượng nghiên cứu là các bà mẹ sinh con với độ tuổi từ 16 đến 45 ở bệnh viện Bảo Lộc tại thời điểm năm 2014.
Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện thông qua việc lấy số liệu trẻ sơ sinh của những người mẹ sinh con vào năm 2014 được lưu lại bệnh viện Bảo Lộc, với mẫu  265 quan sát độ tuổi từ 16 đến 45 tuổi. Kết quả nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp định lượng để sử dụng phân tích đánh giá đo lường, kiểm định mô hình nghiên cứu và phân tích hồi quy. Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy đa biến Logistic.
Kết quả: Phân tích, xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân ở bệnh viện Bảo Lộc. Các yếu tố ảnh hưởng này được trích từ kết quả hồi quy. Nghiên cứu đã cho thấy các yếu tố dinh dưỡng, bị bệnh phụ khoa và số lần khám thai trên ba lần trong thời kỳ mang thai của các bà mẹ có ảnh hưởng sinh trẻ nhẹ cân, với mức ý nghĩa 5% là có ý nghĩa thống kê (P_value<0.05). Trên cơ sở kết quả phân tích từ thực tế, đề tài sẽ đưa ra các kiến nghị để giúp cho Bệnh viện Bảo Lộc tìm ra giải pháp nhằm hạn chế tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân của các bà mẹ. Đề xuất một số gợi ý chính sách cho chính quyền địa phương từ phân tích trên. 
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.    BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
Các yếu tố của người mẹ liên quan đến việc sinh trẻ nhẹ cân có thể xuất hiện từ lúc còn nhỏ, trước khi mang thai, trong quá trình mang thai, các yếu tố đó có thể do bệnh tật của người mẹ, có thể liên quan đến địa dư, chủng tộc, kinh tế xã hội, do một số bệnh lý của người mẹ, dinh dưỡng của người mẹ, do cách chăm sóc thai. Ngoài ra những yếu tố liên quan đến thai nhẹ cân thay đổi theo từng quốc gia, theo sự phát triển về kinh tế xã hội. Vì vậy, việc tìm ra các yếu tố liên quan đến thai nhẹ cân cho từng vùng miền khác nhau là rất quan trọng để hạn chế tỉ lệ thai nhẹ cân cho từng vùng miền đó nói riêng và cho quốc gia nói chung.
Việc nghiên cứu về tình trạng sinh trẻ nhẹ cân của phụ nữ đang mang thai nhằm có những giải pháp giảm thiểu tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân. Vậy những yếu tố dinh dưỡng, bệnh phụ khoa, hành vi lối sống của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai, số lần khám thai, các yếu tố kinh tế xã hội có tác động đến sinh trẻ nhẹ cân. Đã có rất nhiều nghiên cứu tiến hành đi tìm lời giải cho các câu hỏi trên, tuy nhiên về mặt lý thuyết vẫn chưa có một tiêu chuẩn rõ ràng cho vấn đề này. Các nhà kinh tế cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liệu của nhiều quốc gia khác nhau, tuy nhiên kết quả nghiên cứu vẫn chưa cho thấy được sự nhất quán trong việc xác định các yếu tố tác động đến việc sinh trẻ nhẹ cân cũng như chiều hướng tác động một số yếu tố.
Đối mặt với tình trạng sinh trẻ nhẹ cân, thiết nghĩ Việt Nam đang rất cần có những nghiên cứu mang tính khoa học và thực tiễn để giúp các nhà hoạch định chính sách có được những bằng chứng thuyết phục hơn trong việc xây dựng và triển khai các chính sách nhằm can thiệp để giảm thiểu tình trạng sinh trẻ nhẹ cân.
1.2.    ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trẻ sơ sinh nhẹ cân không những là một chỉ số sức khỏe quan trọng của một quốc gia, của một địa phương mà còn có ý nghĩa quan trọng về tình trạng dinh dưỡng, bệnh tật và những tập quán có hại của bà mẹ. Điều đó, nó còn phản ánh những yếu tố khác mà trong quá trình mang thai bà mẹ phải chịu ảnh hưởng kinh tế xã hội, yếu tố môi trường, yếu tố di truyền và yếu tố từ thai. Trẻ sơ sinh nhẹ cân có nguy cơ mắc các bệnh nhiều hơn trẻ sơ sinh đủ cân như các bệnh phổi mãn tính và các bệnh nhiễm khuẩn khác. Ngoài ra, sau khi đẻ phải nằm viện lâu hơn và thường xuyên mắc bệnh phải nhập viện và mắc bệnh ít nhất năm năm đầu sau khi sinh. Nhiều trẻ trong số này chết sớm và trong số sống sót còn lại phải chịu đựng bệnh tật, kém thể chất và tâm thần hoặc chịu vấn đề sức khỏe khác đến cả khi trưởng thành (Trần Sophia, 2005).
Theo thống kê cho thấy, hàng năm trên thế giới có khoảng 3,9 triệu tử vong nhi, trong đó nguyên nhân do nhẹ cân chiếm 50%. Thống kê tại Mỹ năm 1997, tỉ lệ trẻ nhẹ cân là 8%, ở Đông Nam Á tỉ lệ này là 20% đến 30% và có 70% đến 80% tử vong nhi có liên quan đến nhẹ cân. Năm 2005, toàn cầu có 20,6 triệu trẻ sinh ra nhẹ cân chiếm 15,5% trẻ sinh ra sống, tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân ở các nước đang phát triển (15%) cao gấp hai lần những nước phát triển (7%). Trong cùng một quốc gia tỷ lệ này cũng rất khác nhau theo từng vùng. Theo số liệu tại Việt Nam năm 2005, 25% trẻ suy dinh dưỡng có nguồn gốc từ tình trạng suy dinh dưỡng bào thai. Theo Viện Dinh dưỡng (VDD), tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân (SSNC) năm 2012 là 16,2% và năm 2013 là 15,3%, tỷ lệ này có giảm qua các năm nhưng chưa bền vững và khác nhau nhiều giữa các vùng miền trong cả nước. Theo Điều tra của Tổng cục thống kê (GSO) để đánh giá các mục tiêu trong năm 2011, 2013, 2014, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị thiếu cân đã tăng nhẹ từ 5,1% (năm 2011) lên 5,7% (năm 2013) mặc dù sức khỏe sinh sản của bà mẹ mang thai đã được nhà nước quan tâm hơn rất nhiều.
Xu hướng nghiên cứu nguyên nhân gây tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân với xác suất khá cao trong những năm gần đây là các hộ gia đình trong mẫu điều tra của MICS Việt Nam. Năm 2014 được chọn ngẫu nhiên từ hệ thống theo phương pháp chùm phân tầng, nhiều giai đoạn. Riêng hành vi lối sống của mẹ có ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân hay những lĩnh vực kinh tế thì các nhà nghiên cứu quan tâm đến các yếu tố kinh tế xã hội, văn hóa có liên quan đến vốn con người, vốn tài chính, vốn vật chất và vốn xã hội như là những nguyên nhân gián tiếp làm ảnh hưởng đến các bà mẹ trước và trong thời gian mang thai sinh trẻ nhẹ cân.
Sức khỏe và dinh dưỡng là hai vấn đề đang được xã hội rất quan tâm, dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ với sức khỏe. Dinh dưỡng đúng và hợp lý là nền tảng của chiến lược cải thiện tầm vóc con người và sức khỏe ở cộng đồng. Các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và phát triển. Vì vậy, thiếu dinh dưỡng, thiếu năng lượng sẽ có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và phát triển của cơ thể. Thiếu năng lượng trường diễn (TNLTD) ở phụ nữ trước khi có thai cũng ảnh hưởng đến phát triển thai nhi sau này. Thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em và bà mẹ vẫn đang là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Thiếu sắt, thiếu máu, thiếu vitamin A, thiếu kẽm, thiếu iod… Thiếu dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng ở các đối tượng có nguy cơ cao như phụ nữ có thai và trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến phát triển cả thể lực, trí lực và hậu quả lâu dài có thể gây nên những thiệt hại lớn về phát triển kinh tế xã hội.
Cân nặng khi sinh là một chỉ tiêu quan trọng, không chỉ để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe người mẹ, mà còn đánh giá triển vọng sống, tăng trưởng, sức khỏe và phát triển tinh thần của trẻ em sau này.
Trẻ sinh ra bị nhẹ cân có thể có chỉ số IQ thấp và bị khuyết tật về nhận thức, ảnh hưởng tới kết quả học tập ở trường và cơ hội việc làm khi trưởng thành. Tại các quốc gia đang phát triển, trẻ sơ sinh nhẹ cân bắt nguồn chủ yếu từ dinh dưỡng và sức khỏe kém của bà mẹ. Ba yếu tố có tác động nhiều nhất đến tình trạng dinh dưỡng của mẹ kém khi thụ thai, vóc người thấp bé (chủ yếu do thiếu dinh dưỡng và bị bệnh nhiễm trùng khi người mẹ còn nhỏ), và tình trạng dinh dưỡng kém khi mang thai. Việc tăng cân không đủ trong khi mang thai là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng chậm phát triển của thai nhi. Hơn nữa, các bệnh như tiêu chảy và sốt rét là những bệnh khá phổ biến ở những nước đang phát triển, cũng góp phần làm giảm đáng kể sự phát triển của thai nhi nếu người mẹ mắc trong khi mang thai (MICS, 2014).
Tại các quốc gia công nghiệp, hút thuốc lá khi mang thai là nguyên nhân hàng đầu gây nên nhẹ cân sơ sinh. Ở các nước đã và đang phát triển, việc sinh con ở tuổi vị thành niên khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ cũng làm tăng nguy cơ mang thai những trẻ nhẹ cân. Một trong những thách thức chính trong đo lường tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân là việc có hơn một nửa số trẻ sơ sinh ở các nước đang phát triển không được cân khi sinh ra. Trước đây, hầu hết các ước lượng trẻ sơ sinh nhẹ cân ở các nước đang phát triển dựa trên dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở y tế. Tuy nhiên, các ước lượng này bị chệch đối với hầu hết các nước đang phát triển vì đa số trẻ không được sinh tại các cơ sở y tế và những trẻ sinh ra tại các cơ sở y tế chỉ đại diện cho một mẫu được chọn của tất cả các ca sinh.
Xuất phát từ những bối cảnh nghiên cứu và các vấn đề nêu trên, tác giả nhận thấy việc lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân ở bệnh viện Bảo Lộc” mang tính cấp bách và cần thiết, thể hiện cho việc nghiên cứu khảo sát sinh trẻ nhẹ cân có tính đặc trưng của một vùng miền núi Tây Nguyên.
1.3.    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát là xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân, trên cơ sở đó hình thành hàm ý chính sách về thực trạng sinh trẻ nhẹ cân ở Bảo Lộc.
1.4.    CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả cần đi tìm lời giải đáp sau cho các câu hỏi sau:
Yếu tố dinh dưỡng của các bà mẹ đang trong thời kỳ mang thai có tác động đến sinh trẻ nhẹ cân không?
Yếu tố bị mắc bệnh phụ khoa của người mẹ có tác động đến sinh trẻ nhẹ cân?
Yếu tố có tiền sử bị cao huyết áp của người mẹ có tác động đến sinh trẻ nhẹ cân? Yếu tố số lần khám thai trong thời kỳ mang thai của người mẹ có tác động đến sinh trẻ nhẹ cân?
Yếu tố tuổi, cân nặng, trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc của người mẹ có tác động đến sinh trẻ nhẹ cân?
Yếu tố giới tính trẻ có ảnh hưởng sinh trẻ nhẹ cân?
Giải pháp nào để giảm thiểu tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân cho các bà mẹ?
1.5.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các bà mẹ có trẻ được sinh ra ở bệnh viện Bảo Lộc, có độ tuổi từ 16 đến 45.
Thiết kế nghiên cứu là bộ dữ liệu cắt ngang theo mẫu thuận lợi năm 2014.
Phạm vi nghiên cứu là tìm kiếm bằng chứng cho đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân dựa trên bộ số liệu được tác giả điều tra khảo sát từ các bà mẹ sinh con ở bệnh viện Bảo Lộc tại thời điểm năm 2014.
1.6.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sau khi tổng hợp các khái niệm nền và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan sẽ tiến hành xử lý số liệu. Dựa trên bộ số liệu được tác giả điều tra khảo sát các bà mẹ có con sinh ra ở bệnh viện Bảo Lộc. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với hồi quy đa biến nhằm tìm ra bằng chứng thuyết phục hơn về tác động của các biến số như tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, kiến thức về dinh dưỡng, bị mắc bệnh phụ khoa, số lần khám thai trong thời kỳ mang thai, hành vi lối sống có ảnh hưởng trực tiếp các bà mẹ sinh trẻ nhẹ cân. Các biến số kinh tế xã hội ảnh hưởng đến gián tiếp các bà mẹ sinh trẻ nhẹ cân. Lấy đó làm cơ sở để đưa ra những khuyến nghị, hàm ý chính sách.
1.7.    Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú cho kho tàng các nghiên cứu thực nghiệm về tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân. Kết quả nghiên cứu củng cố cho kết quả nghiên cứu trước đây và có khả năng sẽ tìm ra các mâu thuẫn do đặc thù của sinh trẻ nhẹ cân ở bệnh viện Bảo Lộc, từ đó giúp hoàn thiện hơn mô hình nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh trẻ nhẹ cân ở Bảo Lộc hiện nay.
1.8.    KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài có kết cấu 5 chương như sau:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương này giới thiệu bối cảnh nghiên cứu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Bao gồm các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như trình bày sơ nét về phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chương này sẽ trình bày các khái niệm và kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, lấy đó làm căn cứ để đề 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.    Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2012), “Báo cáo kết quả chính của tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009”, Hà Nội.
2.    Đinh Phi Hổ, (2014), “Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sĩ’, Nhà xuất bản Phương Đông.
3.    Nguyễn Văn khoa, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2010), “Tỷ lệ trẻ nhẹ cân và các yếu tố liên quan tại Tỉnh Bình Phước”.
4.    Trần Sô Phia (2005), “Nghiên cứu tỷ lệ, một số nguy cơ của trẻ sơ sinh nhẹ cân và thử nghiệm một số can thiệp ở Cần Thơ”, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, tr. 26 – 32, tr. 63 – 93.
5.    Văn Quan Tân (2012), “Thực trạng tình trạng dinh dưỡng trước và trong thời kỳ mang thai của bà mẹ và chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh tại Tỉnh Bình Dương”.
WEBSITE
1.    Báo cáo tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009-2010. http://viendinhduong.vn/FileUpload/Documents/3.%20Bao%20cao%20tom%20tat %20Bao%20cao%20T ong%20Dieu%20T ra.pdf [ngày truy cập: 10/10/2016]
2.    Chăm só phụ nữ trong thời kỳ mang thai http://mch.moh.gov.vn/bai-viet/lam-me-an-toan/Cham-soc-truoc-de/CHAM-SOC- PHU-NU-TRONG-KHI-MANG-THAI-m-94Q.html [6/12/2016]
http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTbGBCivyzra2005&e=    vi-20–1–
img-txIN    rngàv truy cập: 10/10/2016]
3.    Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2014. Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) ở Việt Nam, thuộc chương trình MICS toàn cầu, đã được Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2013-2014 với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).
http://www.unicef.org/vietnam/vi/resources 24635.html    [ngày truy cập:
6/10/2016].
4.    Định nghĩa sơ sinh nhẹ cân
http://www.benhviennhi.org.vn/upload/files/cham%20soc%20so%20sinh%20nhe %20can%202014.pdf [17/12/2016].
5.    Giám sát thực trạng và trẻ em phụ nữ. Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2014.
http://www.unicef.org/vietnam/vi/MICS VIET NAM 2014 (310815).pdf [ngày truy cập: 6/10/2016].
6.    Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/2/2012, về việc Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. http://mch.moh.gov.vn/media/download/1415589769 3.Q%C4%90 226 Q%C4% 90-TTg phe duyet Chien luoc quoc gia ve dinh duong gia doan 2011 –
2020 va tam nhin den man 2030.pdf [ngày truy cập: 8/12/2016].
7.    Sức khỏe bà mẹ và trẻ em sơ sinh năm 2009. http://www.unicef.org/vietnam/SOWC09-ExecSummary-vn.pdfĩngàv truy cập: 10/10/2016]
8.    Thông tin từ Tổng Cục Thống kê (GSO) Việt Nam trong năm 2014, tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân đang tăng nhẹ tính từ năm 2011 đến nay.
http://healthplus■vn/tv-le-tre-so-sinh-nhe-can-dang-gia-tang-d17395■html [ngày truy cập: 3/10/2016].
TIẾNG ANH
1.    ACC/SCN (1999), “Low birth weight” Report of meeting 14-17 June 1999, DhakaBanladesh, 1-34.
2.    Boerma, J. T., Weinstein, K. I., Rutstein, S.O., and Sommerfelt, A. E. , 1996.Data on Birth Weight in Developing Countries: Can Surveys Help? Bulletin of the World Health Organization, 74(2), 209-16.”
3.    Bussell G. and Marlow N. (2000), “The dietary beliefs and attitudes of women who have had a low-birthweight baby: a retrospective perconception study” , J Hum Nutr Dietet, (13), 29 – 39.
4.    CDC (2007), ” Body Mass Index Calculator.”. Center for Disease Control and Prevention.

TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU    1
1.1.     BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU    1
1.2.    ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU    1
1.3.     MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU    4
1.4.    CÂU HỎI NGHIÊN CỨU    4
1.5.     ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU    4
1.6.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    5
1.7.    Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU    5
1.8.    KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI    5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    7
2.1.    CƠ SỞ LÝ THUYẾT    7
2.1.1.    Khái niệm trẻ nhẹ cân    7
2.1.2 Các yếu tố nguy cơ    7
2.1.3.    Những ảnh hưởng sinh trẻ nhẹ cân    8
2.2.     CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN    8
2.2.1.     Những yếu tố nguy cơ gây thai nhi nhẹ cân    9
2.2.2.    Những nguyên nhân gây thai nhi nhẹ cân 
2.2.3.    Nghiên cứu ngoài nước    10
2.2.4.    Nghiên cứu trong nước    11
2.3.    TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ    13
2.3.1.    Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng    13
2.3.2.    Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng    13
2.4.    THIẾU MÁU NĂNG LƯỢNG TRƯỜNG DIỄN    14
2.4.1.    Khái niệm    14
2.4.2.    Nguyên nhân    15
2.4.3.    Ảnh hưởng của thiếu năng lượng trường diễn    15
2.5.    THIẾU MÁU DINH DƯỠNG    16
2.5.1.    Khái niệm    16
2.5.2.    Nguyên nhân    16
2.5.3.    Phương pháp đánh giá tình trạng thiếu máu    17
2.5.4.    Hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng    18
2.6.    Đủ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai    18
2.6.1    Nên thực hiện để có chế độ đủ dinh dưỡng    19
2.6.2    Không nên thực hiện chế độ dinh dưỡng    20
2.7.     Số lần khám thai trong một thai kỳ    20
2.8.    KHUNG KHÁI NIỆM    23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    26
3.1.    MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU    26
3.1.1.    Mô hình nghiên cứu    26
3.1.2.    Giả thuyết nghiên cứu    30
3.2.    DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 
3.3.    QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU    32
3.3.1 Quy trình nghiên cứu    32
3.3.2.    Phân tích số liệu    34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    36
4.1.    TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG SINH TRẺ NHẸ CÂN    36
4.2.    MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU    38
4.3.    THỐNG KÊ MÔ TẢ    39
4.4.    PHÂN TÍCH KẾT QUẢ    44
4.4.1.    Kiểm tra đa cộng tuyến    44
4.4.2.    Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi    45
4.4.3.    Kết quả hồi quy Logistic    45
4.5.    THẢO LUẬN KẾT QUẢ    46
4.5.1.    Giải thích ý nghĩa của các hệ số ước lượng    46
4.5.2.    Thảo luận kết quả hồi quy Logistic    49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH    51
5.1.    KẾT LUẬN    51
5.2.    HÀM Ý CHÍNH SÁCH    51
5.3.    HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO    54
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
ACC    Ủy ban về dinh dưỡng của Tổ chức Y tế thế giới
(Administrative Committee on Coordination)
BMI    Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)
CNSS     Cân nặng sơ sinh
FAO     Tổ chức Lương nông Liên Hiệp quốc (Food and
Agriculture Organization)
GPD    Gross Domestic Production
GSO    Tổng cục thống kê
IUGR     Chậm phát triển trong tử cung (Intrauterin Growth
Restardation)
KHHGĐ    Kế hoạch hóa gia đình
KTC    Khoảng tin cậy (Confidence Intervals)
LBW     Sơ sinh thấp cân (Low Birth Weight)
MDGs    Millennium Develoment Goals
MICS    Multiple Indicator Cluster Surveys
OLS    Hồi quy tuyến tính (Ordinary Least Squares)
RANGE    Phạm vi của số liệu (Range)
SD     Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
SDD     Suy dinh dưỡng
SE    Sai số chuẩn (Standard Error)
TNLTD     Thiếu năng lượng trường diễn (Chronic Energy
Defience, CED)
TTDD    Tình trạng dinh dưỡng
UNFPA    Quỹ dân số liên hợp quốc
UNICEF    United Nation Children’s Fund
VDD    Viện Dinh dưỡng
WHO    Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
Bảng 4. 1: Tỷ lệ trẻ sơ sinh phân theo giới tính, dân tộc    39
Bảng 4. 2: Tỷ lệ trẻ phân theo trình độ học vấn, nghề nghiệp    của mẹ    39
Bảng 4. 3: Thống kê mô tả tuổi, cân nặng của mẹ và cân nặng trẻ    40
Bảng 4. 4: Nhóm trẻ không nhẹ cân    40
Bảng 4. 5: Nhóm trẻ nhẹ cân    40
Bảng 4. 6:    Thống    kê mô tả biến dân tộc của mẹ    40
Bảng 4. 7:    Yếu tố    định tính tỷ lệ trẻ nhẹ cân và dân tộc    41
Bảng 4. 8:    Yếu tố    định tính dinh dưỡng của mẹ    41
Bảng 4. 9:    Yếu tố    định tính tỷ lệ trẻ nhẹ cân và dinh dưỡng của mẹ    41
Bảng 4. 10: Yếu tố định tính tiền sử bị huyết áp của mẹ    42
Bảng 4. 11: Yếu tố định tính tỷ lệ trẻ nhẹ cân và bị huyết áp của mẹ    42
Bảng 4. 12: Yếu tố số lần khám thai trong thời kỳ mang thai    43
Bảng 4. 13: Yếu tố định tính tỷ lệ trẻ nhẹ cân và số lần khám thai    43
Bảng 4. 14: Yếu tố định tính giới tính trẻ sơ sinh    44
Bảng 4. 15: Yếu tố định tính tỷ lệ nhẹ cân và giới tính trẻ sơ sinh    44
Bảng 4. 16: Kết quả hồi quy Logistic và Probit về tình trạng sinh nhẹ cân trẻ em    45
Bảng 4. 17: Kết quả tính tác động biên    48 
Hình 2. 1: Mô hình nghiên cứu    24
Hình 2. 2: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng sinh trẻ nhẹ cân    25
Hình 3:    Quy trình nghiên cứu    33
Hình 4. 1: Tỷ lệ trẻ sơ sinh theo vùng    36
Hình 4. 2: Tỷ lệ trẻ sơ sinh theo trình độ học vấn    37
Hình 4. 3: Tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân theo nhóm mức sống    37
Hình 4. 4: Tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân theo nhóm dân tộc    38

Leave a Comment