Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ có thai lâm sàng và tỷ lệ làm tổ trong hỗ trợ sinh sản
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là một phương pháp điều trị vô sinh hiện đại đang được áp dụng trên toàn thế giới. Tỷ lệ thai lâm sàng trên thế giới khác nhau tùy từng trung tâm từ 25 – 40% do có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Các yếu tố như tuổi, FSH ngày 3, độ dày niêm mạc tử cung, kỹ thuật chuyển phôi đã được chứng minh là có liên quan tới tỷ lệ thai lâm sàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về liên quan của các hormone thì còn nhiều tranh luận, đặc biệt ở Việt Nam cho tới nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá các yếu tố liên quan đến tỷ lệ có thai và tỷ lệ làm tổ trong hỗ trợ sinh sản. Bằng phương pháp phân tích hồi quy logistic, nghiên cứu thực hiện với các mục tiêu:
1. Đánh giá tỷ lệ thai lâm sàng và các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thai lâm sàng.
2. Đánh giá tỷ lệ làm tổ của phôi và các yếu tố liên quan đến tỷ lệ làm tổ.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 294 bệnh nhân thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)/ tiêm tinh trùng vào bào tương của noãn (ICSI) với phác đồ dài tại trung tâm hỗ trợ sinh sản bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ 2006 – 2009.
Tiêu chuẩn lựa chọn: vô sinh do vòi tử cung hoặc vô sinh không rõ nguyên nhân. Hàm lượng FSH cơ bản ngày 3 của chu kỳ ≤ 10 IU/L. Tiền sử làm thụ tinh trong ống nghiệm ≤ 2 lần.
Tiêu chuẩn loại trừ: tiền sử phẫu thuật ở buồng trứng, tử cung. Lạc nội mạc tử cung. Dính tiểu khung, lao ổ bụng, ứ nước vòi trứng. Tử cung có nhân xơ, dị dạng. Nguyên nhân vô sinh do buồng trứng đa nang. Nguyên nhân vô sinh do chồng: tinh dịch đồ bất thường, tinh trùng phải hút từ mào tinh hoặc tinh hoàn.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu với phác đồ dài để kích thích buồng trứng : GnRHa (Diphereline) được bắt đầu tiêm vào ngày thứ 21 chu kỳ, sau đó 2 tuần thì kết hợp tiêm dưới da FSH tái tổ hợp liều với khởi đầu là 150IU/ngày để kích thích buồng trứng. Tiêm bắp hCG với liều 5000 – 10000 IU để trưởng thành nang noãn khi có it nhất một nang noãn trên 18mm trên siêu âm.
Tiến hành hút noãn sau tiêm hCG 34 – 36 h.
Sau đó cho noãn thụ tinh với tinh trùng theo phương pháp IVF/ICSI. Đánh giá noãn thụ tinh sau kinh, vào ngày 7 sau khi kích thích buồng trứng bằng FSH và vào ngày tiêm hCG. Siêu âm đầu dò âm đạo để theo dõi sự phát triển của nang noãn và đánh giá số lượng nang có kích thước ≥ 14 mm vào ngày tiêm hCG.
4. Phân tích số liệu: bằng phương pháp phân tích hồi quy logistic. Dùng OR để đánh giá các yếu tố nguy cơ.
Mục tiêu: đánh giá tỷ lệ thai lâm sàng và các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thai lâm sàng. Đánh giá tỷ lệ làm tổ của phôi và các yếu tố liên quan đến tỷ lệ làm tổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu gồm 294 bệnh nhân thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)/ tiêm tinh trùng vào bào tương của noãn (ICSI) với phác đồ dài tại trung tâm hỗ trợ sinh sản bệnh viện Phụ Sản Trung ương. Kết quả: tỷ lệ thai lâm sàng/chuyển phôi là 35,9%. Tỷ lệ làm tổ là 15,4%. Độ dày niêm mạc tử cung > 8 mm liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thai lâm sàng (OR = 3,0; 95% CI = 1,1 – 8,7) và tỷ lệ làm tổ của phôi (OR = 2,1; 95% CI = 1,1 – 4,7). Hàm lượng progesterone # 2 nmol/l thì tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn (OR = 1,8; 95% CI = 1,1 – 3,2) và tỷ lệ làm tổ cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê (OR = 1,7; 95% CI = 1,2 – 2,6). Chất lượng phôi tốt (phôi độ 3) cũng là yếu tố liên quan với tỷ lệ thai lâm sàng (OR = 3,2; 95% CI = 1,5 – 7,2) và tỷ lệ làm tổ (OR = 1,7; 95% CI = 1,0 – 3,0). Kết luận: Ba yếu tố là độ dày niêm mạc tử cung, hàm lượng progesterone ngày tiêm hCG và chất lượng phôi đều có liên quan có ý nghĩa thống kê tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ làm tổ. Do vậy những can thiệp vào ba yếu tố này có thể làm tăng tỷ lệ thành công của hỗ trợ sinh sản
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích