Các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng dự đoán giãn tĩnh mạch thực quản trên bệnh nhân xơ gan

Các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng dự đoán giãn tĩnh mạch thực quản trên bệnh nhân xơ gan

Đặt vấn đề. Bênh nhân xơ gan cần phải nội soi để phát hiện dãn TMTQ. Điều trị phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa do vở TMTQ dãn là một vấn đề rất quan trọng trên bệnh nhân xơ gan nhưng sẽ làm tăng gánh nặng cho nôi soi và chi phí với số lượng bệnh nhân quá lớn. Phương pháp Nghiên cứu này thực hiện trên 90 bệnh nhân xơ gan. Phân tích số liệu bằng phương pháp đơn biến và hồi quy đa biến. Trong đó, đường cong ROC được sử dụng để xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán âm tính, dương tính của các yếu tố dự đoán. Kết quả nghiên cứu trên 90 bệnh nhân chúng tôi nhận thấy tỉ lệ giữa tiểu cầu trên đường kính lách có giá trị nhất, ngưỡng giá trị < 1055 với độ nhạy 93,15%, độ đặc hiệu 70,59%, giá trị dự đoán âm tính 70,6%, giá trị dự đoán dương tính 93,2% . Kết luận chỉ có tỉ lệ tiểu cầu / đường kính lách là một thông số có giá trị dự đoán dãn TMTQ trên bệnh nhân xơ gan Xơ gan là bệnh phổ biến ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong 15 năm gần đây tỷ lệ tử vong do xơ gan tăng lên một cách đáng kể do nhiều biến chứng, xuất huyết tiêu hóa do vở TMTQ dãn là một trong những biến chứng nặng nề nhất .

Gần đây, hội nghị đồng thuận Baveno III về tăng áp tĩnh mạch cửa khuyến cáo tất cả BN xơ gan nên được nội soi để tầm soát giãn TMTQ và tiến hành điều trị đối với các trường hợp giãn TMTQ lớn, như vậy sẽ làm tăng gánh nặng cho nội soi và chi phí điều trị. Trong khi đó có 35-40% BN xơ gan không giãn TMTQ. Vì vậy nhiều nghiên cứu đã tiến hành đánh giá những yếu tố không xâm lấn có khả năng dự đoán giãn TMTQ trên BN xơ gan. Tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ, vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này. Từ đó thúc đẩy tôi thực hiện đề tài: “ Các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng dự đoán giãn tĩnh mạch thực quản trên bệnh nhân xơ gan” với các mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát
Xác định các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng dự đoán giãn tĩnh mạch thực quản trên BN xơ gan.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định yếu tố dự đoán giãn TMTQ qua các triệu chứng lâm sàng.
Xác định yếu tố dự đoán giãn TMTQ qua các triệu chứng cận lâm sàng
Xác định ngưỡng giá trị, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán âm tính, dương tính của các yếu tố dự đoán giãn TMTQ
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Các BN xơ gan điều trị tại khoa nội Tiêu Hóa- BVĐKTƯ Cần Thơ từ tháng 08 – 2007 đến tháng 02 – 2008. Tổng cộng có 90 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh:
Các bệnh nhân điều trị tại khoa nội Tiêu Hóa- Huyết học bệnh viện Đa Khoa Trung
Ương Cần Thơ được chẩn đoán xơ gan.
*Tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan
Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa + Hội chứng suy tế bào gan.
Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: tuần hoàn bàng hệ, bụng báng, lách to, trĩ.
Hội chứng suy tế bào gan: vàng da, vàng mắt, xuất huyết da niêm, sao mạch, lòng bàn tay son.
Nếu như các triệu chứng của hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa không đầy đủ, cần
ít nhất 1 xét nghiệm :
ECHO TMC dãn> 13 mm hoặc CNL> 12 cm.
Nội soi DD- TQ : dãn TMTQ.
Nếu như các triệu chứng của hội chứng suy tế bào gan không đầy đủ, cần có thêm ít nhất 2 xét nghiệm chức năng gan:
Albumin máu giảm <35 g/L.
Bilirubin máu tăng > 17 4mol/L.
Tỷ lệ Prothrombin giảm <70%.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
Bệnh nhân xơ gan có tiền sử xuất huyết tiêu hóa đã được điều trị thắt, chích hay
phòng ngừa bằng thuốc.
Những bệnh nhân xơ gan có chống chỉ định nội soi: suy tim, tiền hôn mê gan, nhồi máu cơ tim mới, suy hô hấp…
Bệnh nhân từ chối nội soi dạ dày tá tràng.
Các bệnh lý phối hợp khác có ảnh hưởng đến các yếu tố dự đoán trong nghiên cứu:
Tắc mật .
Bệnh lý gây tán huyết.
Bệnh lý gây giảm tiểu cầu: Sốt xuất huyết, giảm tiểu cầu do thuốc, suy tủy…
Thalassemie.
Bệnh bạch cầu: cấp, kinh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment