CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TAY CHÂN MIỆNG NẶNG Ở TRẺ EM
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TAY CHÂN MIỆNG NẶNG Ở TRẺ EM.Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi, hơn 80% là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác theo 2 đường phân – miệng và đường hô hấp. Bệnh TCM phần lớn lành tính, tự khỏi trong vòng 07 ngày. Tuy nhiên, nếu do Enterovirus 71 (EV- A71), CA 6, CA 10 thì có thể gây ra các vụ dịch lớn hoặc lưu hành và có thể gây tử vong một cách nhanh chóng cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ [6].
Ở vùng Châu Á- Thái Bình Dương, kể từ năm 1997, nhiều trận dịch lớn và sự lưu hành địa phương mức độ cao của EV-A71 đã được báo cáo, đặc biệt là 2 trận dịch lớn ở Sarawak (1997) và Đài Loan (1998) đã ghi nhận một số lớn các trường hợp TCM ở trẻ nhỏ có kèm hoặc không viêm loét miệng có các biến chứng thần kinh như viêm màng não vô trùng, liệt mềm cấp và thất điều tiểu não. Một đặc tính cảnh báo của các trận dịch trên là sự xuất hiện của hội chứng phù phổi thần kinh kèm với viêm não, thân não gây tử vong nhanh chóng, thường là trong vòng 24 đến 48 giờ sau khởi bệnh[28].
Như vậy, nhiễm EV-A71 có thể gây ra các bệnh cảnh lâm sàng rất khác nhau trên thế giới và đặc điểm bệnh TCM ở Châu Á- Thái Bình Dương lại rất khác so với Châu Âu và Châu Mỹ với các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Tại Việt Nam, trong vài năm gần đây đã ghi nhận rất nhiều trẻ bệnh TCM, cũng như các trẻ bị TCM có biến chứng thần kinh, hô hấp, tuần hoàn và trong năm 2011 đã bùng phát bệnh TCMtrên khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc, có 87.500 trường hợp mắc bệnh và đã có 147 trẻ đã tử vong, tỉ lệ tử vong cao nhất của bệnh TCM từ trước đến nay tại Việt Nam theo những số liệu được công bố [91].
Bệnh TCM có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não,viêm não màng não, viêm cơ tim hay phù phổi cấp do thần kinh…Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh trong 24 giờ.
Mặc dù đã xuất hiện nhiều trận dịch bệnh TCM lớn nhỏ kể từ năm 1969, lần đầu tiên phát hiện và phân lập được EV-A71 tại Hoa Kỳ, các tài liệu về tổng quan, nghiên cứu bệnh TCM trong và cũng như ngoài nước chủ yếu là những bài báo cáo2 dịch TCM, hoặc là những nghiên cứu riêng lẻ về yếu tố dịch tễ, hoặc là những triệu chứng lâm sàng của bệnh TCM nặng, hoặc riêng lẻ về sinh học phân tử, chủng virus gây bệnh… Hiện tại chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách tổng quát về dịchtễ, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh TCM có biến chứng nặng (độ 2b, 3, 4) trên thếgiới cũng như tại Việt Nam.
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định những yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, virus học liên quan đến bệnh TCM nặng (độ 2b, 3, 4). Từ nghiên cứu này, chúng tôi mong sẽ góp phần giúp chẩn đoán, điều trị, theo dõi và tiên lượng các ca bệnh nặng TCM tốt hơn.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Có hay không và mức độ liên quan giữa một số yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và chủng virus với bệnh TCM nặng?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Xác định mối liên quan một số yếu tố dịch tễ học, các triệu chứng lâm sàng,
cận lâm sàng và chủng virus với bệnh TCM nặng ở trẻ em.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định mối liên quan một số yếu tố dịch tễ học với bệnh TCM nặng ở trẻ em.
2. Xác định mối liên quan một số triệu chứng lâm sàng với bệnh TCM nặng ở trẻ em.
3. Xác định mối liên quan một số triệu chứng cận lâm sàng và chủng virus với bệnh TCM nặng ở trẻ em.
4. Xác định mức độ kết hợp của một số yếu tố liên quan với bệnh TCM nặng ở trẻ em
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………. IV
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT ……………………………………V
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………………… VI
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH…………………………………………………………………… VII
DANH MỤC SƠ ĐỒ …………………………………………………………………………………. VII
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………………3
1.1 Tình hình dịch bệnh ………………………………………………………………………………………3
1.2 Tác nhân gây bệnh ………………………………………………………………………………………..9
1.3 Dịch tễ học………………………………………………………………………………………………….16
1.4 Đặc điểm lâm sàng………………………………………………………………………………………24
1.5 Đặc điểm cận lâm sàng………………………………………………………………………………..32
1.6 Chẩn đoán …………………………………………………………………………………………………..35
1.7 Điều trị………………………………………………………………………………………………………..36
1.8 Phòng chống dịch bệnh TCM………………………………………………………………………39
1.9 Các nghiên cứu liên quan …………………………………………………………………………….40
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………48
2.1 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………….49
2.2 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………………………..49
2.3 Kiểm soát sai lệch ……………………………………………………………………………………….68
2.4 Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………………………………….68
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………..70
3.1 Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, phân độ và điều trị bệnh TCM …….70
3.2 Mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ với bệnh TCM nặng……………………………78III
3.3 Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với bệnh TCM nặng …………………………84
3.4 Mối liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng và bệnh TCM nặng…………………….89
3.5 Hồi qui logistic đa biến các yếu tố liên quan với bệnh TCM nặng…………………90
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………………….92
4.1 Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, phân độ và điều trị bệnh TCM …….92
4.2 Các yếu tố dịch tễ học liên quan đến bệnh TCM nặng…………………………………104
4.3 Các yếu tố triệu chứng lâm sàng liên quan đến bệnh TCM nặng …………………108
4.4 Yếu tố cận lâm sàng và chủng virus liên quan đến bệnh TCM nặng…………….111
4.5 Quá trình điều trị liên quan đến bệnh TCM nặng ………………………………………..113
4.6 Các yếu tố liên quan độc lập đến bệnh TCM nặng………………………………………113
4.7 Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu………………………………………………………115
4.8 Tính mới và tính ứng dụng của đề tài. ………………………………………………………..116
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………….117
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………………119
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Tóm tắt một số đặc điểm bệnh TCM từ năm 2011 – 2018……………………9
Bảng 1. 2. Phân loại nhóm virus đường ruột ……………………………………………………11
Bảng 1. 3. Dịch tễ học của các chủng bệnh TCM……………………………………………..12
Bảng 2. 1. Định nghĩa biến số độc lập …………………………………………………………….55
Bảng 2. 2. Định nghĩa biến số phụ thuộc …………………………………………………………67
Bảng 3. 1. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu (n=280)………………………70
Bảng 3. 2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh TCM (n=280)………………………………………..71
Bảng 3. 3. Đặc điểm lâm sàng từ lúc khởi phát bệnh đến khi nhập viện (n=280)….74
Bảng 3. 4. Đặc điểm lâm sàng xuất hiện sau khi nhập viện (n=280)……………………75
Bảng 3. 5. Đặc điểm cận lâm sàng trên bệnh nhân TCM (n=280) ………………………76
Bảng 3. 6. Đặc điểm điều trị bệnh TCM (n=280)……………………………………………..77
Bảng 3. 7. Kết quả điều trị bệnh TCM (n=280)………………………………………………..77
Bảng 3. 8. Mối liên quan giữa đặc điểm của bệnh nhi với bệnh TCM nặng …………78
Bảng 3. 9. Mối liên quan giữa đặc điểm dịch tễ và bệnh TCM nặng …………………..80
Bảng 3. 10. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng trước khi nhập viện ……………..84
Bảng 3. 11. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng sau khi nhập viện với bệnh TCM
nặng ……………………………………………………………………………………………………………86
Bảng 3. 12. Mối liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng với bệnh TCM nặng……….89
Bảng 3. 13. Hồi qui logistic đa biến các yếu tố liên quan đến bệnh TCM nặng…….9