CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ LO ÂU CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT TIÊU HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ LO ÂU CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT TIÊU HÓA.Lo âu là trạng thái tâm lý thường xảy ra ở những người bệnh nằm viện, đặc biệt là những người bệnh được điều trị bằng phẫu thuật. Tình trạng lo âu có thể xảy ra ở cả trước, trong hay sau phẫu thuật. Trong đó, lo âu trước phẫu thuật có tác động lớn đến hiệu quả điều trị của người bệnh và cũng là một trong những mối quan tâm của người chăm sóc. Lo âu trước phẫu thuật tác động trực tiếp đến sự thành công của cuộc phẫu thuật đặc biệt là quá trình gây mê hồi sức, đồng thời nó còn ảnh hưởng đến sự phục hồi sức khỏe của người bệnh sau phẫu thuật. Theo Osborn và cộng sự (2004) [49], người bệnh lo âu trong gây mê. Theo Ali và cộng sự (2014) [15], lo âu trước phẫu thuật cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phục hồi gây mê và kiểm soát đau sau phẫu thuật. Sự lo âu quá mức và liên tục của người bệnh có thể ảnh hưởng đến thể chất, tâm lý, chất lượng cuộc sống, công việc và có thể kéo dài tình trạng bệnh [53]. Theo kết quả nghiên cứu của Tanaka và cộng sự (2012) [55] trên người bệnh phẫu thuật vùng bụng cho thấy người bệnh có nguy cơ hạ thân nhiệt ở giai đoạn sớm trong gây mê có thể được dự đoán bằng cách đo lường mức độ lo âu của người bệnh trước phẫu thuật.
Xác định tình trạng lo âu trước phẫu thuật của người bệnh đã được thực hiện trong nhiều nghiên cứu trên thế giới. Theo Jlala (2010) [31], lo âu trước phẫu thuật được tìm thấy với tỉ lệ lên đến 80%. Tại United Kingdom, 82% người bệnh có lo âu trước phẫu thuật [44]. Theo Rosiek và cộng sự (2016)[50], 55% người bệnh lo âu trước phẫu thuật mức độ trung bình tại Ba Lan. Tại Việt Nam, một báo cáo ở Thái Nguyên có đến 100% người bệnh có lo âu trước phẫu thuật vùng bụng và 75% lo âu mức độ trung bình [57], tại Phú Thọ tỉ lệ này là 98,9% và 50% người bệnh mức độ trung bình [23]. Phẫu2 thuật tiêu hóa là điều trị ngoại khoa thường gặp trong bệnh viện. Tại bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, có 30% trường hợp phẫu thuật tiêu hóa trong năm 2010 [11], 21,94% trường hợp được ghi nhận tại Đồng Nai [4] và 27,5% tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp từ 2003-2007 [6].
Bệnh viện đa khoa Kiên Giang là bệnh viện hạng một trực thuộc tỉnh Kiên Giang, với quy mô 1600 giường, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho hơn 1,8 triệu dân của tỉnh Kiên Giang và các tỉnh lân cận. Khoa Ngoại Tổng quát bệnh viện đa khoa Kiên Giang điều trị hơn 7600 người bệnh trong năm 2016, điều trị phẫu thuật theo chương trình chiếm 36,3% các trường hợp phẫu thuật, trong đó phẫu thuật tiêu hóa cũng là phẫu thuật phổ biến tại khoa nhưng tính đến hiện nay chưa có nghiên cứu nào xác định tình trạng tâm lý cũng như mức độ lo âu của người bệnh trước phẫu thuật.
Mức độ lo âu ở mỗi người bệnh điều trị phẫu thuật là không giống nhau. Tìm hiểu tâm lý cũng như tình trạng lo âu của người bệnh là một trong những vai trò của người điều dưỡng ngoại khoa trong việc chuẩn bị người bệnh trướcphẫu thuật. Với mong muốn xác định mức độ lo âu và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa để từ đó có hướng can thiệp phù hợp giúp người bệnh giảm lo âu trước phẫu thuật cũng như sự phục hồi sớm sau phẫu thuật. Vậy mức độ lo âu của người bệnh phẫu thuật tiêu hóa tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang như thế nào? Có hay không mối liên quan giữa lo âu trước phẫu thuật với đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm bệnh, nhận thức về bệnh của người bệnh và sự hỗ trợ xã hội? Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời. Đó là lí do chúng tôi thực hiện đề tài này.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định các yếu tố liên quan đến sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa.
Mục tiêu cụ thể
– Xác định mức độ lo âu, các vấn đề lo âu, nhận thức về bệnh, sự hỗ trợ xã hội của người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa.
– Xác định mối liên quan giữa lo âu trước phẫu thuật với đặc điểm chung, đặc điểm bệnh, nhận thức về bệnh và sự hỗ trợ xã hội của người bệnh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………………..i
MỤC LỤC……………………………………………………………………………………………….ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………….iv
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ TIẾNG ANH-TIẾNG VIỆT……………….v
DANH MỤC CÁC BẢNG ……………………………………………………………………….vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH………………………………..viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………….4
1.1. Lý thuyết điều dưỡng và sự ứng dụng trong nghiên cứu ……………………..4
1.2. Sơ lược về tâm lý người bệnh…………………………………………………………..8
1.3. Giải phẫu hệ tiêu hóa…………………………………………………………………….14
1.4. Điều trị ngoại khoa trong một số bệnh lý hệ tiêu hóa ………………………..16
1.5. Một số nghiên cứu về tình trạng lo âu trước phẫu thuật …………………….21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………..24
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………24
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….24
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………35
2.4. Lợi ích mong đợi của nghiên cứu ……………………………………………………35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ…………………………………………………………………………37
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ………………………………………………….37
3.2. Tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa…………………..42
3.3. Các vấn đề lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa………………….43
3.4. Mức độ nhận thức về bệnh và sự hỗ trợ xã hội……………………………………44iii
3.5. Các yếu tố liên quan đến sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật………45
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………57
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ………………………………………..57
4.2. Tình trạng lo âu và các vấn đề lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tiêu
hóa………………………………………………………………………………………………………63
4.3. Các yếu tố liên quan đến sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật………67
4.4. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu………………………………………………….74
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………76
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………..78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Câu hỏi cho từng mục của bộ câu hỏi đánh giá nhận thức về bệnh29
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của người bệnh phẫu thuật tiêu hóa ……………….. 37
Bảng 3.2. Đặc điểm chung của người bệnh phẫu thuật tiêu hóa (tiếp theo)… 38
Bảng 3.3. Đặc điểm về bệnh của người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa …….. 40
Bảng 3. 4. Các vấn đề lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa ……… 43
Bảng 3. 5. Mức độ nhận thức bệnh và sự hỗ trợ xã hội……………………………. 44
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa lo âu trước phẫu thuật và đặc điểm chung của
người bệnh…………………………………………………………………………………………. 45
Bảng 3.7. So sánh điểm trung bình lo âu trước phẫu thuật của nhóm chẩn
đoán bệnh ung thư và không ung thư…………………………………………………….. 48
Bảng 3.8. So sánh điểm trung bình lo âu trước phẫu thuật của phương pháp
phẫu thuật nội soi và mổ mở ………………………………………………………………… 49
Bảng 3.9. So sánh điểm trung bình lo âu trước phẫu thuật của nhóm người
bệnh có và không có bệnh kèm theo……………………………………………………… 50
Bảng 3.10. So sánh điểm trung bình lo âu trước phẫu thuật của các nhóm cơ
quan phẫu thuật ………………………………………………………………………………….. 50
Bảng 3.11. So sánh điểm trung bình lo âu trước phẫu thuật của các nhóm cơ
quan phẫu thuật (tiếp theo)…………………………………………………………………… 51
Bảng 3.12. So sánh điểm trung bình lo âu trước phẫu thuật của các nhóm có
phẫu thuật trước………………………………………………………………………………….. 52
Bảng 3.13. So sánh điểm trung bình lo âu trước phẫu thuật của các nhóm có
phẫu thuật trước (tiếp theo)………………………………………………………………….. 52
Bảng 3.14. Mối tương quan giữa lo âu trước phẫu thuật và thời gian chờ phẫu
thuật………………………………………………………………………………………………….. 53
Bảng 3.15. Mối tương quan giữa lo âu trước phẫu thuật và sự hỗ trợ xã hội. 53vii
Bảng 3.17. Mối tương quan giữa lo âu trước phẫu thuật và sự nhận thức về
bệnh của người bệnh …………………………………………………………………………… 56
Bảng 4.1. Kết quả lo âu trước phẫu thuật của một số nghiên cứu ……………… 6
Nguồn: https://luanvanyhoc.com