Các yếu tố liên quan đến tái sốc trong sốc sốt xuất huyết dengue ở khoa nhi bệnh viện đa khoa Vĩnh Long, 2003 – 2004

Các yếu tố liên quan đến tái sốc trong sốc sốt xuất huyết dengue ở khoa nhi bệnh viện đa khoa Vĩnh Long, 2003 – 2004

Mục tiêu:xác định các yếu tố liên quan đến tái sốc  trong sốc sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em tạikhoa nhi bệnh việ n đa khoa Vĩnh Long.  Phương phá p nghiên cứu:nghiên cứu hồi cứu bệnh chứng có phân tích. Đối tượ ng nghiê n cứu:tất cả trẻ em bị sốc sốt xuất huyết Dengue  (SXH – D) (độ III và độ IV) nhập vào khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long từ 2003 – 2004. Kế t quả:có 143 bệnh nhi chẩn đoán sốc SXH – D (độ III và độ IV) nhập vào khoa nhi bệnh viện đa khoa Vĩnh Long từ 2003 – 2004, được xác định bằng kỹ thuật Mac – Elisa phát hiệ n kháng thể IgM, bao gồm 133 trường hợp SXH – D độ III và 10 trường hợp SXH – D độ IV. Đa số 7 – 14 tuổi 123 (86%), nhũ nhi 4 (2,80%), nam 69 (48,25%), nữ 74 (51,75%). Có 54 (37,76%) trường hợp tái sốc,trong đó xuất huyết tiêu hoá (XHTH) 6 (11,32%), SXH – D độ  IV  7  (12,96%),  còn  sốt  lúc  sốc  6  (11,11%),  run  tiêm  truyền  7  (13,21%),  vào  sốc  ngày  thứ  tư  22(40,74%),  tiểu  cầu  máu  giảm  (= 50.000/mm3)  2  (3,70%),  bạch  cầu  máu  giảm  (<  10.000/mm3)  48 (92,31%).  Kế t luận:các yếu tố có liên quan đến tái sốc là Ngày vào sốc sớm (ngày thứ tư, còn sốt lúc sốc, SXH – D độ IV, xuất huyết tiêu hoá. Chúng tôi khuyến cáo rằng những yế u tố trên nên được giám sát chặt chẽ ở những bệnh nhi mắc SXH – D có sốc để can thiệp kịp thờiSXH – D là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Dengue gây ra và truyền bệnh bởi muỗi Aedex Aegypti [4; 5; 6]. Hiện nay tần suất bệnhvà tử vong ở trẻ em rất cao, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu là chống sốc bằng  cách  bồi  hoàn  thể  tích  huyết  tương  thấtthoát do tăng tính thấm thành mạch và điều trị các biến chứng nếu có [2; 5; 6]. “Tái sốc trong sốc SXH – D” là một biể u hiện lâm sàng bệnhnặng  và  thường  xuyên  xảy  ra.  Hiện  tượng  nàyphụ  thuộc  rất  nhiều  yếu  tố:  độc  lực  của  virus (type huyết thanh), tuổi, tình trạng dinh dưỡng, ngày vào sốc,độ nặng của bệnh, xuất huyết  tiêu hoá,  chẩn  đoán  phân  độ  không  đúng,  xử  trí không đúng phác đồ, sốc nặng không hồi phục do bệnh nhi đến trễ [1; 2; 4]. Trong những nămqua,  hiện  tượng  “tái  sốc  trong  sốc  SXH  –  D”  là một vấn đề mà được rất nhiều thầy thuốc quan tâm  lo  lắng.  Do  đó  chúng  tôi  nghiên  cứu  vớimục  đích:  tìm  ra  các  yếu  tố  liên  quan  đến  tái sốc  trong  sốc  sốt  xuất  huyết  Dengue  với  sự  gia tăng suất độ tái sốc trong sốc SXH – D ở trẻ em nhằm  góp  phần  cho  việc  điều  trị  có  hiệu  quả, giảm tỷ lệ tử vong và giảm chi phí điều trị.  Mục tiêu:

Xác định các  yếu  tố  liên  quan  đến  tái  sốc trong sốc SXH – D ở trẻ em.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment