CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỬ VONG Ở TRẺ SƠ SINH THỦNG DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 (2004-2012)
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỬ VONG Ở TRẺ SƠ SINH THỦNG DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 (2004-2012)
Nguyễn Đức Toàn*, Huỳnh Thị Duy Hương*
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến tử vong của thủng dạ dày ở trẻ sơ sinh
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 56 trẻ sơ sinh nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 1 từ 2004 đến 2012 được chẩn đoán thủng dạ dày.
Kết quả: Trong tổng số 56 bệnh nhân được khảo sát, tỷ lệ nam/nữ là 1,4/1. Tỷ lệ tử vong là 37,5%. Non tháng chiếm 41,1%, nhẹ cân chiếm 42,9%. Thời gian điều trị trung bình là 20,9 ngày. Hầu hết có bệnh cảnh viêm phúc mạc khi nhập viện. X quang có hơi tự do trong ổ bụng (78,6%), siêu âm có hình ảnh viêm phúc mạc (46,4%). Sốc trước phẫu thuật có tỷ lệ 33,9%. Đặc điểm lâm sàng thường gặp sau phẫu thuật: nhiễm trùng huyết, suy hô hấp, hạ thân nhiệt, sốc. Tỷ lệ sốc sau phẫu thuật: 55,4%. Thời gian thở máy hậu phẫu trung bình: 4,4 ngày. Thời điểm bắt đầu nuôi ăn qua đường tiêu hóa (ngày hậu phẫu) trung bình: 7,0 ngày. Thời điểm nuôi ăn hoàn toàn qua đường tiêu hóa (ngày hậu phẫu) trung bình: 15,1 ngày. Đặc điểm giải phẫu của thủng dạ dày: thường gặp ở bờ cong lớn (53,6%), kích thước phần lớn từ 5 đến 10 cm (51,7%). Các yếu tố liên quan đến tử vong là rối loạn đông máu và toan máu nặng trước phẫu thuật cũng như sốc và toan máu nặng sau phẫu thuật.
Kết luận: Thủng dạ dày ở trẻ sơ sinh là bệnh hiếm và tỷ lệ tử vong còn cao. Cần điều trị hiệu quả tình trạng rối loạn đông máu và toan máu nặng trước phẫu thuật cũng như sốc và toan máu nặng sau phẫu thuật.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất