Các yếu tố liên quan tới tình trạng có dấu ấn kháng thể kháng vi rút cúm A/H5N1 ở ngườ
Các yếu tố liên quan tới tình trạng có dấu ấn kháng thể kháng vi rút cúm A/H5N1 ở người buôn bán và giết mổ gia cầm, thủy cầm tại một số tỉnh Miền Bắc, Việt Nam
Tác giả: Thẩm Chí Dũng, Vũ Sinh Nam, Phạm Ngọc Đính, Lê Quỳnh Mai, Lương Minh Tân và Nguyễn Lê Khánh Hằng
Tóm tắt:
Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả mối liên quan của các yếu tố sinh học, xã hội học với tình trạng có dấu ấn kháng thể kháng vi rút cúm A/H5N1 trong huyết thanh của 607 người buôn bán và giết mổ gia cầm, thủy cầm tham gia nghiên cứu tại Hà Nội, Thái Bình và Thanh Hóa, trong 4 tháng (9-12/2011). Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp, sử dụng bộ câu hỏi có sẵn và lấy 3-5ml máu tĩnh mạch để xét nghiệm bằng kỹ thuật ngăn ngưng kết hồng cầu (HAI) và trung hòa vi lượng (MN). Kết quả cho thấy tỷ lệ có dấu ấn kháng thể kháng vi rút cúm A/H5N1 (huyết thanh có hiệu giá kháng thể HAI≥40 và MN≥10) chung là 6,1%. Tỷ lệ này tại Hà Nội là 7,2%, Thái Bình là 5,3% và Thanh Hoá là 4,5%. Một số yếu tố chỉ ra chiều hướng làm tăng nguy cơ làm lây nhiễm vi rút cúm A/H5N1 ở những người làm nghề buôn bán, giết mổ gia cầm thuỷ cầm là: người có thâm niên hành nghề trên 5 năm; tiếp xúc với gia cầm >3 giờ/ngày; bán gia cầm sống hàng ngày; bán thịt gia cầm ốm, chết; có giết mổ gia cầm, thuỷ cầm; không đeo khẩu trang, đi ủng, rửa tay thường xuyên khi hành nghề, khi phải tiếp xúc với gà thịt hoặc ngan
Các yếu tố liên quan tới tình trạng có dấu ấn kháng thể kháng vi rút cúm A/H5N1 ở ngườ