Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tai biến sản khoa tại cộng đồng và thử nghiệm một số giải pháp can thiệp

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tai biến sản khoa tại cộng đồng và thử nghiệm một số giải pháp can thiệp

Thiên chức của người phụ nữ là được mang thai, sinh đẻ và làm mẹ. Trong cuộc đời người phụ nữ, nếu không có gì bất bình thường, ít nhất mỗi người phụ nữ có một vài lần có thai và sinh con, nhiều phụ nữ có thai và sinh đẻ tới hàng chục lần. Trong quá trình mang thai và sinh đẻ, người phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi từ tâm sinh lý, thể trạng cơ thể đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và thai nhi, (thậm chí có trường hợp cơ thể người mẹ không thích nghi với sự xuất hiên thai nhi trong cơ thể…). Tất cả các yếu tố liên quan và nguy cơ đến thai nghén nếu không được phát hiên, chăm sóc đầy đủ và xử trí kịp thời luôn là mối đe doạ tới tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Những trường hợp như vậy là những lý do chính dẫn đến tai biến sản khoa (TBSK) và là nguyên nhân hàng đầu của tử vong mẹ (TVM).

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) dự báo hàng năm trên thế giới có khoảng 585.000 trường hợp tử vong do nguyên nhân thai sản và sinh đẻ, 2/3 trong số này là do nguyên nhân trực tiếp, tức là tai biến sản khoa, 99% trong số đó thuộc về các nước đang phát triển [93]. Chính vì vậy mà sức khoẻ bà mẹ là một chủ đề được tất cả các nước trên thế giới quan tâm, coi trọng và có nhiều chương trình, chiến lược để bảo vê và chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em. Tăng cường sức khoẻ bà mẹ là một trong 8 Mục tiêu Thiên niên kỷ đã được Đại hội đồng Liên Hiệp quốc đặt ra [17].

Tai biến sản khoa là biến chứng xảy ra rất nhanh, đột ngột, diễn biến rất phức tạp, vì vậy đòi hỏi phải được xử trí nhanh chóng, kịp thời và chính xác để hạn chế hậu quả sức khoẻ xấu đối với mẹ và con. TBSK có thể gặp ở bất kỳ người phụ nữ nào từ khi có thai cho đến khi chấm dứt thai nghén 42 ngày. TBSK không loại trừ một ai, từ người phụ nữ ở thành thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, người Kinh hay người dân tộc thiểu số, người có hay không có trình độ học vấn, có hay không có nghề nghiệp, người nghèo hay người giàu…Tỷ lê tai biến sản khoa rất khác nhau giữa các vùng và khu dân cư trong cả nước, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chưa đáp ứng được đầy đủ. Thậm chí có sự khác nhau giữa các cơ sở y tế, trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ của thầy thuốc đối với người bệnh.

Việt Nam đã có một hệ thống y tế từ trung ương xuống tới cấp xã/phường và thôn bản. Hệ thống y tế này hoạt động tương đối tốt và đồng đều trong những năm của thời kỳ bao cấp. Tuy nhiên, từ khi có Chính sách Đổi Mới (năm 1986), nền kinh tế của Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ tới công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, trong đó có chăm sóc thai sản. Chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em là một trong những chương trình Mục tiêu Quốc gia của Bộ Y tế, đã được đầu tư và cải thiện đáng kể góp phần giảm tỷ lệ tai biến sản khoa. Tại Việt Nam, sức khoẻ bà mẹ là một trong những chỉ số đóng vai trò quan trọng nhất trong các hoạt động của ngành y tế nói chung và chương trình chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em, làm mẹ an toàn (LMAT) nói riêng. Trong Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản từ năm 2001 đến năm 2010 (đã được Chính phủ phê duyệt tháng 11/2000) của Bộ Y tế[5], Chính phủ cam kết sẽ cải thiện tình hình sức khoẻ sinh sản trong đó có sức khoẻ bà mẹ, đặc biệt chú trọng vào các nhóm dân cư khó khăn ở vùng sâu, vùng xa. Mục tiêu cơ bản của công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em là: “Cải thiên tình hình sức khoẻ phụ nữ và các bà mẹ, giảm tử vong và bênh tật của mẹ, giảm tỷ lê chết và tỷ lê mắc bênh của các bà mẹ, tỷ lê chết chu sinh và chết trẻ em ỏ các vùng và các nhóm dân cư khác nhau, đặc biệt chú ý tới các vùng sâu, vùng xa và vùng hưỏng phúc lợi từ các chính sách của Chính phủ.” [16]

Để thực hiện Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, một trong những nhiệm vụ hàng đầu là khống chế và giảm tỷ lệ tai biến sản khoa góp phần làm giảm tử vong mẹ. Nâng cao vai trò công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, chương trình làm mẹ an toàn và những biện pháp tăng cường nhằm làm giảm tỷ lệ tai biến sản khoa trên cơ sở cốt lõi của công tác này là chăm sóc thai sản và dự phòng TBSK. Tại Việt Nam, trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về tỷ lệ, hình thái, nguyên nhân TBSK, nhưng chủ yếu nghiên cứu ở bệnh viện, khoa sản, trong khi những nghiên cứu liên quan đến TBSK tại cộng đồng vẫn còn rất khiêm tốn. Biết được tình hình TBSK tại cộng đồng, các yếu tố nguy cơ liên quan đến TBSK thì sẽ có được những biện pháp hữu hiệu để hạn chế và phòng tránh những TBSK tại cộng đồng. Với tính cấp bách và thời sự kể trên, đề tài “Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tai biến sản khoa tại cộng đồng và thử nghiệm một số giải pháp can thiệp,, đã được nghiên cứu với những mục tiêu sau:

1. Xác định tỷ lệ mắc tai biến sản khoa tại hai huyện Hoài Đức và Thạch Thất của thành phố Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).

2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tai biến sản khoa tại địa bàn nghiên cứu.

3. Đánh giá hiệu quả thử nghiệm can thiệp tại cộng đồng nhằm giảm tỷ lệ mắc tai biến sản khoa tại nơi nghiên cứu.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
1.1. TAI BIẾN SẢN KHOA VÀ CÁC YÊU Tố LIÊN QUAN 4
1.1.1. Các loại tai biến sản khoa 4
ì.1.1.1. Chảy máu (băng huyết) 4
1.1.1.2. Nhiễm khuẩn hâu sản 5
1.1.13. Võ tử cung 7
1.1.1.4. Sản giật/tiền sản giât 8
1.1.15. Uốn ván sơ sinh 9
1.1.1.6. Tai biến do nạo phá thai 11
1.1.1.7. Chuyển dạ kéo dài/đình trệ hoặc đẻ khó 12
11.1.8. Chửa ngoài tử cung 13
1.1.2. Những yếu tố nguy cơ liên quan đến tai biến sản khoa 14
1.1.21. Nhũng nguy cơ từ người mẹ và thai nhi trong các thời kỳ thai nghén 14
1.1.22. Nhũng yếu tố nguy cơ ngoài thai nghén liên quan đến TBSK. 18
1.2. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TẼ HọC Về TÌNH HÌNH TAI BIếN SảN KHOA 22
1.2.1. Tai biến sản khoa trên thế giới 22
1.2.2. Tai biến sản khoa tại Việt Nam 27
1.3. XU HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHốNG TBSK HIỆN NAY 31
1.3.1. Phân loại dịch vụ CSSK và phòng chống TBSK trên thế giới 31
1.3.2. Phân cấp tuyến cụ thể chăm sóc sản khoa thiết yếu tại Việt Nam … 35
1.3.3. Chiến lược phòng chống TBSK hiện nay tại Việt Nam 36
1.4. MỘT VÀI NÉT VỀ TỈNH HÀ TÂY (CŨ) 38
1.4.1. Huyện Hoài Đức 40
1.4.2. Huyện Thạch Thất 40
CHƯƠNG 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CÚU 42
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CÚU 43
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CÚU 45
2.3.1. Nghiên cứu mô tả hồi cứu 45
2.31.1. Đối tượng 45
2.3.1.2. Cỡ mẫu 45
2.3.1.3. Phương pháp chọn mẫu 46
23.1.4. Biến sốvà chỉ sốnghiên cứu 47
2.3.1.5. Điều tra viên và giám sát viên 48
2.3.1.6. Qui trình thu thập thông tin 49
2.3.2. Nghiên cứu can thiệp 49
2.3.21. Đối tượng và thời gian tiến hành can thiệp 50
2.322. Nội dung và các hoạt động can thiệp 50
2.3.23. Cỡ mẫu 52
2.3.2.4. Phương pháp đánh giá 53
23.2.5. Các sốliệu và chỉ số cần thu thập để đánh giá 53
2.4. NGHIÊN cúư ĐỊNH TÍNH 55
2.5. SAI số VÀ KHỐNG CHẾ SAI số 55
2.6. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐÚC CỦA ĐỀ TÀI 56
2.7. PHÂN TÍCH VÀ XỬLÝ số LIỆU 56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU 58
3.1. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CÚU 58
3.1.1. Đặc trưng về đối tượng nghiên cứu 58
3.1.2. Tiền sử sản khoa của đối tượng nghiên cứu 60
3.1.3. Nơi và hình thức kết thúc thai nghén của đối tượng nghiên cứu 62
3.2. TỶ LỆ MẮC TBSK TRƯỚC CAN THIỆP TẠI HAI HUYỆN NGHIÊN CÚU 66
3.2.1. TBSK trước can thiệp theo phân loại Việt Nam và WHO 66
3.2.2. Các loại TBSK trước can thiệp theo phân loại Việt Nam và WHO .. 67
3.2.3. TBSK trước can thiệp theo các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu 70
3.3. CÁC YẾU Tố NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN TAI BIẾN SẢN KHOA 72
3.3.1. Các yếu tố liên quan đến chăm sóc khi có thai 72
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến tiền sử sản khoa của người phụ nữ 78
3.3.3. Các yếu tố liên quan đến bản thân người phụ nữ 81
3.4. KẾT QUẢ SAU CAN THIỆP 85
3.4.1. Kết quả những hoạt động can thiệp 85
3.4.2. Các kết quả can thiệp 88
3.4.3. So sánh kết quả, hiệu quả trước và sau can thiệp 91
CHƯƠNG 4: BÀN LÜËN 99
4.1. MỘT Số NHẬN ĐỊNH CHÜNG 99
4.2. TỶ LỆ MẮC TBSK TRƯỚC CAN THIỆP TẠI HAI HUYỆN NGHIÊN CÚÜ 101
4.3. CÁC YÊÜ Tố NGÜY CƠ LIÊN QÜAN ĐẾN TAI BIẾN SẢN KHGA 113
4.3.1. Các yếu tố liên quan đến chăm sóc khi có thai 113
4.3.2. Các yếu tố liên quan đến tiền sử sản khoa của người phụ nữ 116
4.3.3. Các yếu tố liên quan đến bản thân người phụ nữ 118
4.3.4. Các yếu tố liên quan đến mô hình 4 châm trê 123
4.4. số LÊÜ BÁG CÁG THốNG KÊ Y TẾ VE TBSK 130
4.5. ĐÁNH GIÁ KẾT Q^ CAN THIỆP 139
4.6. HÊÜ QUẢ CAN THIỆP 146
KẾT LÜËN VÀ KIẾN NGHỊ 150
TÀI LÊÜ THAM KHẢG 153
PHỤ LỤC 160

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment