Các yếu tố nguy cơ liên quan đến thai to tại Bệnh viện Hùng vương

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến thai to tại Bệnh viện Hùng vương

Luận văn thạc sĩ y học Các yếu tố nguy cơ liên quan đến thai to tại Bệnh viện Hùng vương.Mang thai và sinh con là khoảnh khắc đặc biệt và hạnh phúc của người phụ nữ. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh ra một em bé khỏe mạnh không chỉ là ước ao của mỗi thai phụ, mà còn là mục tiêu của các bác sĩ sản khoa. Liên quan đến cân trọng bé sơ sinh, việc bé suy dinh dưỡng hay thừa cân đều có mối liên hệ quan trọng với kết quả cuộc sống sau này của trẻ [27], [39]. Trong bối cảnh phát triển về kinh tế – xã hội, đời sống sức khỏe của người dân ngày càng được nâng cao và một thực tế mà ngành sản khoa đang phải đối mặt là tỷ lệ sinh thai to ngày càng tăng [41], [57].


Sinh thai to được biết như là một yếu tố nguy cơ bất lợi cho sản phụ và cả trẻ sơ sinh.Trong thai kỳ vào những tháng gần sinh, thai phụ mang thai con to tăng nguy cơ mệt mỏi, khó thở, phù chân, đau do căng giãn tĩnh mạch chi dưới. Đến khi sinh, nguy cơ mổ sinh ở các sản phụ này cũng cao hơn, và nếu sinh ngả âm đạo thì sản phụ mang thai con to phải đối mặt với nguy cơ rách phần mềm, tầng sinh môn phức tạp do sổ thai khó khăn phải can thiệp bằng thủ thuật [82], [83]. Sau sinh, các sản phụ sinh này cũng dễ bị băng huyết do đờ tử cung [82]. Bên cạnh đó, cuộc chuyển dạ kéo dài dễ làm suy thai, làm tăng sang chấn cho thai nhi, kẹt vai và tổn thương đám rối cánh tay. Hơn nữa, trẻ sơ sinh nặng cân dễ suy hô hấp vì chậm trưởng thành phổi, dễ bị hạ đường huyết, magne huyết và khi lớn lên các trẻ này dễ bị béo phì và đái tháo đường thiếu nhi [16]. Do vậy, cần phải nhận ra tình trạng thai to như là một thai kỳ nguy cơ cao để có thể lập ra một kế hoạch theo dõi và can thiệp phù hợp.
Ngày nay, nhờ y học phát triển, siêu âm được xem là một phương tiện chủ yếu để chẩn đoán thai to, đã giúp ích rất nhiều cho các bác sĩ lâm sàng chủ động trong việc định hướng điều trị và chăm sóc bé sau sinh. Việc chẩn đoán thai to thường không khó nhờ sự tiến bộ của phương tiện chẩn đoán hình ảnh, nhưng trong bối cảnh hiện nay, đang hướng đến một nền y tế toàn diện, việc xác định các yếu tố nguy cơ dẫn đến thai to là rất cần thiết để có thể thực hiện các kế hoạch cụ thể chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Đa số các sản phụ sinh con to có thể được chẩn đoán trước sinh, dựa vào tăng cân của sản phụ, thông số sinh học thai nhi qua siêu âm. Tuy nhiên, trong một số tình huống, việc ước lượng cân nặng thai trước sinh không phải lúc nào cũng thực hiện được do các công cụ đo lường cân nặng thai nhi cũng có những hạn chế và sai số nhất định. Với mong muốn giảm thiểu các biến chứng gây ra do sinh thai to mà không tiên lượng được trước sinh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để đánh giá “Các yếu tố nguy cơ liên quan đến thai to tại Bệnh viện Hùng vương” nhằm tìm hiểu cụ thể hơn một số yếu tố nguy cơ và phân tích trọng tâm những yếu tố mà thầy thuốc có thể tác động để ứng dụng vào thực tiễn. Với câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi “Các yếu tố nào nguy cơ liên quan đến sinh con to tại Bệnh viện Hùng Vương?”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU CHÍNH:
Xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến sinh con to so với tuổi thai.
MỤC TIÊU PHỤ:
1. Phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan đến sinh con to có thể can thiệp

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………………………………….i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ………………………………………………………………………………….ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ …………………………………………………………………………………… iii
DANH MỤC HÌNH ………………………………………………………………………………………iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………………………………..v
BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT ………………………………………………………………….vi
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………….3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Y VĂN………………………………………………………………..4
1.1. KHÁI NIỆM THAI TO…………………………………………………………………………….4
1.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THAI NHI BÌNH THƯỜNG…………….5
1.3. THAI TO VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG……………………………………………12
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………………19
1.5. ĐẶC ĐIỂM BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG ……………………………………………..21
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..22
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………..22
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CÚU………………………………………………………………….22
2.3. TIÊU CHUẨN CHỌN MẪU…………………………………………………………………..22
2.4. CỠ MẪU………………………………………………………………………………………………23
.
.2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU…………………………………………………..24
2.6. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………….27
2.8. VẤN ĐỀ Y ĐỨC …………………………………………………………………………………..30
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ……………………………………………………………………………..31
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………31
3.2. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THAI TO…………………………33
3.5. ĐÁNH GIÁ UỚC LƯỢNG CÂN NẶNG THAI QUA SIÊU ÂM MỘT TUẦN
TRƯỚC SINH……………………………………………………………………………………………..46
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN…………………………………………………………………………..48
4.1. CÁCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU……………………………………………………….48
4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………..51
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………64
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………………..65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Thông tin cho đối tượng nghiên cứu
Phụ lục 2: Phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu
Phụ lục 3: Phiếu thu thập số liệu
Phụ lục 4: Quyết định công nhận người hướng dẫn
Phụ lục 5: Giấy chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh Đại học
Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
Phụ lục 6: Quyết định thực hiện đề tài tại bệnh viện
Phụ lục 7: Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu
.
.i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bách phân vị trọng lượng thai theo tuổi thai ……………………………………….4
Bảng 1.2. Phát triển thai………………………………………………………………………………….6
Bảng 1.3. Hướng dẫn của IOM cho tăng cân trong thai kỳ. ……………………………….13
Bảng 1.4. Phân loại BMI theo chuẩn chung của tổ chức Y tế thế giới (WHO), và
chuẩn dành riêng cho người châu Á………………………………………………………………..14
Bảng 2.5. Biến số nghiên cứu ………………………………………………………………………..27
Bảng 3.6. Phân bố đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu …………………32
Bảng 3.7. Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố xã hội lên thai to …………………………33
Bảng 3.8. Khảo sát các yếu tố thể tạng sản phụ và chồng ảnh hưởng lên thai to …..35
Bảng 3.9. Khảo sát các yếu tố sản khoa ảnh hưởng lên thai to……………………………37
Bảng 3.10. Phân tầng đối chiếu cân nặng trẻ sơ sinh trung bình giữa nhóm thai to,
nhóm thai thường và tuổi thai ………………………………………………………………………..38
Bảng 3.11. Khảo sát yếu tố tăng cân trong cả thai kỳ ảnh hưởng lên thai to…………39
Bảng 3.12. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh con to ………………………………………….40
Bảng 3.13. Giá trị tiên đoán thai to của yếu tố sản phụ tăng cân khi mang thai…….44
Bảng 3.14. Giá trị tiên đoán thai to thực sự của tăng cân sản phụ trong cả thai kỳ..45
Bảng 3.15. Kết quả phân tích hồi quy đa biến khi đưa biến số sản phụ tăng cân trong
cả thai kỳ từ 16kg trở lên vào…………………………………………………………………………46
Bảng 3.16. Đặc điểm % sai số ước lượng cân nặng thai của siêu âm trong vòng 1 tuần
trước sinh theo phân phối chuẩn …………………………………………………………………….47
Bảng 3.17. Phân tầng đối chiếu % sai số ước lượng cân nặng thai của siêu âm trong
vòng 1 tuần trước sinh giữa nhóm thai to, nhóm chứng và tuổi thai ……………………47

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đường cong ROC của yếu tố tăng cân sản phụ quý I………………….42
Biểu đồ 3.2. Đường cong ROC của yếu tố tăng cân sản phụ quý II…………………42
Biểu đồ 3.3. Đường cong ROC của yếu tố tăng cân sản phụ quý III ……………….43
Biều đồ 3.4. Đường cong ROC của yếu tố tăng cân sản phụ trong cả thai kỳ …..43
Biểu đồ 3.5. Đường cong ROC tối ưu của tăng cân sản phụ trong cả thai kỳ……45
Biểu đồ 3.6. Phân bố % sai số ước lượng cân nặng thai của siêu âm trong vòng 1
tuần trước sinh theo phân phối chuẩn………………………………………………………….4

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TRONG NƯỚC
1. Nguyễn Thị Tuyết Anh (2006), Phân tích các yếu tố liên quan đến cân nặng con,
Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 54-55.
2. Nguyễn Thị Thu Hà (2007), Nghiên cứu một số số đo ở phụ nữ có thai, phần phụ
của thai và trẻ sơ sinh đủ tháng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn
tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội, tr. 77-80.
3. Phạm Thị Quỳnh Hoa (2007), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sơ sinh
quá cân theo tuổi thai ở những sản phụ đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương,
Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội, tr. 80-82.
4. Vương Tiến Hòa (2005), “Đẻ khó”, Sản khoa và sơ sinh, Nhà xuất bản y học, tr.
158-99.
5. Lưu Quốc Khải (2014), Nghiên cứu xử trí thai từ 4000 gam trở lên ở những sản
phụ đến đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2013, Luận văn bác sỹ chuyên
khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội, tr. 40-53.
6. Bộ môn Sản – Phụ khoa (2008), “Định tuổi thai “, Sản Phụ khoa I Nhà xuất bản Y
học, chi nhánh Tp Hồ Chí Minh, tr. 370-378.
7. Phan Xuân Khoa (2007), Khảo sát một số yếu tố nguy cơ gây thai to, Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ,Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, tr. 70-76.
8. Đàm Thị Quỳnh Liên (2002), Nghiên cứu một số sổ đỏ tên phụ nữ có thai và trẻ sơ
sinh đủ tháng tại Bệnh viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh, Luận văn tốt nghiệp
bác sỹ nội trú, Đại học y Hà Nội, tr. 63-78
9. Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh ( 2007), “Sơ
sinh quá to”, Nhà xuất bản y học, tr. 595.
10. Phan Thị Kim Ngân ( 2004), Khảo sát tương quan cân nặng trẻ lúc sinh và tăng
cân mẹ qua từng thời kỳ, Đại học Y khoa Huế: TP Huế, tr. 55-58.
11. Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội (1999), “Tính chất thai nhi đủ tháng
– Các phần phụ của thai đủ tháng”, Bài giảng sản phụ khoa, Nhà xuất bản y
học, tr. 22-6.
12. Thủ tướng chính phủ (2016), Phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc
dân, Quyết định số 1981/QĐ-TTg, Hà Nội, tr. 1-8.
13. Radsapho Bua Saykham (2007), Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và thái độ
xử trí thai từ 4000 gam trở lên tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn
tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Đại học y Hà Nội, tr. 50-75.
.14. Nguyễn Thị Tuyền (2005), Liên quan chỉ số khối – tăng cân của thai phụ với kết quả thai kỳ, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 49,52

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment