Các yếu tố tác động đến sự căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Các yếu tố tác động đến sự căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, ngày nay nhiều thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất đã và đang mang lại các hiệu quả kinh tế cao, năng suất và chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên. Đồng thời, đi cùng với các thành quả đạt được là đòi hỏi sự thích nghi của người lao động ở nhiều phương diện như cường độ làm việc cao, tinh thần làm việc tập trung, trình độ hiểu biết cần được cập nhật theo thời đại. Người lao động đang phải đối diện với nhiều thách thức, nhiều áp lực công việc hơn. Và căng thẳng nghề nghiệp nảy sinh như một điều tất yếu đi kèm với sự phát triển của xã hội.
Căng thẳng nghề nghiệp được định nghĩa là sự mất cân bằng giữa yêu cầu và khả năng lao động. Nhiều đánh giá về ảnh hưởng của căng thẳng nghề nghiệp đã được tiến hành (Sara, et al., 2018; Lihm, et al., 2012; Guimont, et al., 2006; Skirrow & Hatton, 2007) kết quả cho thấy không những căng thẳng nghề nghiệp ảnh hưởng đến chính sức khỏe, cuộc sống, công việc của chính những người lao động mà còn ảnh hưởng đến rất lớn đến các tổ chức sử dụng lao động chủ yếu là về mặt doanh thu. Thực vậy, ảnh hưởng của căng thẳng nghề nghiệp đến sức khoẻ là những mệt mỏi, lo âu, trầm cảm (Sara, et al., 2018), không thoả mãn với công việc, giảm chất lượng công việc, nghiện rượu, số ngày nghỉ ốm cao, về hưu sớm, và mắc một số bệnh liên quan đến căng thẳng như loét dạ dày (Lihm, Park, Gong, Choi, & Kim, 2012), nhồi máu cơ tim (Habibi, Poorabdian, & Shakerian, 2015), cao huyết áp (Guimont, et al., 2006). Đặc biệt ảnh hưởng của căng thẳng nghề nghiệp diễn biến âm thầm trong cơ thể với thời gian kéo dài có thể dẫn đến các tình huống gây tai nạn, tử tự (Choi, 2018) và điều này tất yếu gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến chính bản thân người lao động và từ đó có ảnh hưởng lớn đến cả xã hội. Thêm vào đó, các nghiên cứu của (Hatton, et al., 2001; Skirrow & Hatton, 2007) còn cho thấy có mối tương quan lớn tồn tại giữa căng thẳng nghề nghiệp đối với doanh thu của tổ chức sử dụng lao động, rằng những lao động có mức căng thẳng nghề nghiệp càng cao thì
doanh số trên đầu nhân viên đó thu về cho các tổ chức dịch vụ lại càng giảm xuống, kết quả kéo tổng doanh thu của toàn tổ chức sụt giảm trầm trọng.
Hơn thế nữa, nhiều nghiên cứu như (Skirrow & Hatton, 2007; Sara, et al., 2018) nhấn mạnh rằng ảnh hưởng của căng thẳng nghề nghiệp của các nhân viên đối với chính các tổ chức sử dụng lao động đặc biệt là các tổ chức cung cấp dịch vụ và hỗ trợ khách hàng liên quan đến các lĩnh vực y tế, sức khỏe là cao hơn so với các loại hình kinh tế khác. Skirrow & Hatton (2007) kết luận rằng những người lao động là việc trong các tổ chức cung cấp các dịch vụ này thường có tỷ lệ kiệt sức lớn hơn, tình trạng căng thẳng nghề nghiệp cũng cao hơn. Thực vậy, thực tế trên thế giới đã có rất nhiều báo cáo, nghiên cứu thống kê về tình trạng căng thẳng nghề nghiệp trong ngành y. Căng thẳng nghề nghiệp hiện đang đứng vị trí thứ 3 trong 6 vấn đề được ưu tiên tập trung nghiên cứu tại Nhật Bản. Thống kê tại Mỹ cho thấy rằng gần 50% trong số 550 triệu ngày nghĩ việc của nhân viên mỗi năm là do căng thẳng; gần 50% người lao động có triệu chứng kiệt quệ về sức khỏe và tinh thần. Đặc biệt có tới 60-80% tai nạn nghề nghiệp là do căng thẳng. Tại Canada theo khảo sát gần đây nhất thì gần 50% người dân nước này cảm thấy căng thẳng khi cố tìm cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Nghiên cứu của Hiệp hội lao động Hoa Kỳ đã chỉ ra những nghề dễ gây ra tình trạng căng thẳng nghề nghiệp nhất là lái máy bay, cảnh sát hình sự, nhà báo và y dược (Choi, 2018).
Còn ở Việt Nam, theo khảo sát của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường tại khoa hồi sức cấp cứu, gần 23% nhân viên y tế có điểm căng thẳng ở mức cao, 42% ở mức trung bình (Nguyễn Thu Hà & Doãn Ngọc Hải, 2016). Nhiều nghiên cứu khác như Nguyễn Thu Hà và cộng sự (2005), Nguyễn Trung Trần (2012), Nguyễn Thu Hà, et al. (2007), Dương Thành Hiệp, et al. (2014), Lê Thanh Tài, et al. (2008), Phạm Minh Khuê & Hoàng Thị Giang (2014 cũng đã nghiên cứu về tình hình căng thẳng nghề nghiệp của các nhân viên y tế ở nhiều bệnh viện khác nhau trên cả nước như Nghệ An, Hải Phòng, Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre cũng cho thấy một kết quả chung về tình trạng căng thẳng nghề nghiệp đáng báo động ở các nhân viên y tế. Nguyễn Thu Hà và cộng sự (2005)
nghiên cứu ở bệnh viện tuyến trung ương ở Hà Nội và TP. HCM với cường độ, quy mô người bệnh tới thăm khám rất lớn trong một ngày cho thấy có đến gần 50% số nhân viên y tế được khảo sát đang gặp phải tình trạng căng thẳng nghề nghiệp ở mức độ nặng, đặc biệt có đến hơn 10% bị căng thẳng ở mức độ cao. Không chỉ các bệnh viện tuyến Trung ương với áp lực quá tải về số lượng người bệnh tới thăm khám thì các nhân viên y tế mới gặp tình trạng căng thẳng, ngay cả những bệnh viện tuyến tỉnh thì tình trạng căng thẳng nghề nghiệp của các nhân viên y tế cũng rất cao. Ví dụ như tỷ lệ nhân viên y tế gặp tình trạng căng thẳng nghề nghiệp ở bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang là 45.2% (Nguyễn Trung Tần, 2012); Bến Tre là 56.9% (Dương Thành Hiệp, et al., 2014) đây là những con số đáng báo động cho tình trạng căng thẳng nghề nghiệp của các lao động trong ngành y ở Việt Nam.
Rõ ràng, do tính chất đặc thù công việc về lĩnh vực y tế đã tạo nên sức ép rất lớn và áp lực công việc càng nặng khiến cho tình trạng căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế chiếm tỷ lệ cao. Nói chung, căng thẳng nghề nghiệp không những ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động mà hơn thế nó còn ảnh hưởng đến công việc của họ và doanh thu của các tổ chức mà họ đang làm việc. Đặc biệt căng thẳng nghề nghiệp của các nhân viên y tế ở Việt Nam nói chung hay bất cứ bệnh viện nào trong cả nước nói riêng hầu như đều đang trong tình trạng đáng báo động. Sự căng thẳng của các nhân viên y tế không những ảnh hưởng riêng tới chính bản thân họ, gia đình họ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh đến khám chữa bệnh, gây ra những ảnh hưởng có sức lan tỏa vô cùng lớn đối với xã hội và chính bệnh viện đó (đạo đức y học và doanh thu bệnh viện). Như vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu sâu về căng thẳng nghề nghiệp để các nhà quản trị bệnh viện có cơ sở từ đó nắm bắt được thực trạng này ở lao động trong bệnh viện của họ, hiểu rõ được yếu tố nào ảnh hưởng lớn đến thực trạng này từ đó có những quyết định quản trị phù hợp đóng vai trò quyết định đối với không những sự tồn tại của bệnh viện mà còn ảnh hưởng sức khỏe của toàn xã hội.
Hiểu rõ được tính cấp thiết của những vấn đề xoay quanh thực trạng căng thẳng nghề nghiệp trong ngành y ở Việt Nam hiện nay và trong quá trình làm việc tại bệnh viện, tác giả quan sát được sự áp lực, mệt mỏi của mỗi người nhân viên y tế đang làm việc hàng ngày xung quanh tác giả. Và do đó, nghiên cứu về thực trạng này nhằm góp thêm cơ sở giúp ban quản trị bệnh viện, cũng như bản thân tác giả hy vọng được cải thiện tình trạng này là một trong những động lực thúc đẩy tác giả thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến sự căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng căng thẳng nghề nghiệp và các yếu tố tác động đến căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố tác động đến căng thẳng nghề nghiệp đối với nhân viên y tế Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Những yếu tố nào tác động đến căng thẳng nghề nghiệp và mức độ tác động căng thẳng nghề nghiệp đối với nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh?
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ TÓM TẮT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.2.1 Mục tiêu chung 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Đối tượng khảo sát 5
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu 5
1.5 Phương pháp nghiên cứu 5
1.6 Bố cục của luận văn 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 7
2.1 Các khái niệm 7
2.1.1 Khái niệm căng thẳng nghề nghiệp 7
2.1.2 Khái niệm nhân viên y tế 8
2.1.3 Khái niệm căng thẳng của nhân viên y tế 8
2.2 Nguyên nhân căng thẳng và căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế 8
2.2.1. Nguyên nhân căng thẳng 8
2.2.2. Nguyên nhân căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế 10
2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài 11
2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài 12
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước 19
2.3.3 Thảo luận 21
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 Khung phân tích 30
3.2 Phương pháp nghiên cứu 30
3.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo 30
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 31
3.2.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA 32
3.2.4. Kiểm định khác biệt trung bình 33
3.2.5. Hồi quy tuyến tính 33
3.3 Mô hình nghiên cứu 34
3.4 Đo lường sự căng thẳng nghề nghiệp 38
3.5 Dữ liệu 42
3.5.1 Dữ liệu thứ cấp 42
3.5.2 Dữ liệu sơ cấp 42
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
4.1 Tổng quan về Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 43
4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 43
4.1.2 Thực trạng về Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 43
4.2 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 45
4.3 Tình trạng căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế 49
4.3.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo 49
4.3.2 Phân tích nhân tố khẳng định CFA 51
4.3.3 Phân tích thực trạng căng thẳng nghề nghiệp 54
4.3.4 Kiểm định khác biệt trung bình về mức độ căng thẳng nghề nghiệp giữa các nhóm đối tượng 58
4.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế…
………………………………………………………………………………………………….69
4.5 Ý nghĩa kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách 75
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 78
5.1 Kết luận 78
5.2 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp một số công cụ đo lường mức độ căng thẳng nghề nghiệp 222
Bảng 2.2 Tổng hợp một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng lên mức độ căng thẳng nghề nghiệp 245
Bảng 3.1 Các biến trong mô hình nghiên cứu 356
Bảng 3.2 Thang đo sự căng thẳng nghề nghiệp 40
Bảng 4.1 Thống kê tỷ lệ nhân viên y tế trong mẫu nghiên cứu theo các phân nhóm
……………………………………………………………………………………………………………47
Bảng 4.2 Một số đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 49
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’Alpha đối với các nhân tố của thang đo sự căng thẳng nghề nghiệp 51
Bảng 4.4 Đo lường độ tin cậy của các khái niệm trong mô hình tới hạn đo lường sự căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế 53
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định mối tương quan giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu 53
Bảng 4.6 Mô tả chung về tình trạng căng thẳng nghề nghiệp và từng thành phần 55
Bảng 4.7 Tình trạng căng thẳng nghề nghiệp theo từng thành phần và theo từng mức độ 56
Bảng 4.8 Kiểm định khác biệt trung bình bằng về mực độ căng thẳng nghề nghiệp bằng công cụ Ttest ở các nhóm đối tượng quan sát 60
Bảng 4.9 Kiểm định khác biệt trung bình bằng về mực độ căng thẳng nghề nghiệp bằng công cụ Ttest ở các nhóm đối tượng quan sát (tiếp theo) 61
Bảng 4.10 Thống kê mô tả các biến trong hồi quy 69
Bảng 4.11 Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế 70