Các yếu tố tiên lượng và kết quả phẫu thuật giải phóng chèn ép ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng
Chấn thương sọ não khi có điểm Glasgow ≤ 8 là chấn thương sọ não nặng với đặc trưng là tỷ lệ tử vong và di chứng còn cao [1, 4]. Điều trị chấn thương sọ não nặng gặp nhiều khó khăn trong việc khống chế tăng áp lực nội sọ, giảm tỷ lệ tử vong và di chứng. Khi áp lực nội sọ tăng cao, hồi sức không kiểm soát được, phẫu thuật giải phóng chèn ép được thực hiện với hy vọng giảm áp lực nội sọ [2]. Phẫu thuật giải phóng chèn ép thực hiện khi nào để có thể đạt hiệu quả cao nhất là câu hỏi luôn đặt ra cho các phẫu thuật viên thần kinh. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài “Phẫu thuật giải phóng chèn ép ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả phẫu thuật giải phóng chèn ép ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng.
2. Các yếu tố tiên lượng của chấn thương sọ não nặng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu 53 trường hợp chấn thương sọ não nặng có điểm Glasgow # 8 được phẫu thuật giải phóng chèn ép tại khoa Phẫu thuật thần kinh bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội từ 2006 – 2008.
2. Phương pháp nghiên cứu
– Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả tiến cứu cắt ngang không đối chứng.
– Phương pháp phẫu thuật: bệnh nhân được gây mê nội khí quản, đầu cao thẳng trục để tuần hoàn máu tĩnh mạch lưu thông tốt. Trong trường hợp tổn thương vùng trán – thái dương – đỉnh – chẩm một bên thì rạch da theo hình dấu hỏi. Khi có tổn thương trán hai bên, sử dụng đường rạch da trán hai bên theo đường khớp trán đỉnh. Mở nắp hộp sọ rộng, mở màng cứng lấy máu tụ, não giập, cầm máu, khâu treo màng cứng vào cân galéa. Bơm rửa kỹ khoang dưới màng cứng bằng dung dịch Natriclorua 0,9% ấm. Tạo hình màng cứng bằng cân cơ thái dương hay màng xương sọ. Để giảm áp lực nội sọ, mảnh xương sọ được bỏ ra ngoài và bảo quản lạnh sâu tại bộ môn Mô – Phôi, trường Đại học Y Hà Nội. Đặt dẫn lưu kín, để 24
– 48 giờ, khâu da hai lớp.
– Đánh giá kết quả phẫu thuật dựa vào thang điểm Glasgow Outcome Scale của Jennett B. và Bond M.
Độ I: tử vong; Độ II: đời sống thực vật; Độ III: di chứng thần kinh nặng; Độ IV: phục hồi tốt; Độ V: phục hồi rất tốt.
– Các số liệu thống kê được xử lý bằng phần mềm Epi info 3.4.1.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích