Cai nghiện hút thuốc lá và các hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở những người hút thuốc lá tại Việt Nam

Cai nghiện hút thuốc lá và các hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở những người hút thuốc lá tại Việt Nam

Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng cai nghiện hút thuốc lá ở người Việt nam và mô tả hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở những người hút thuốc lá tại Việt Nam. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Đối tượng: Tất cả nam và nữ tuổi từ 15 trở lên.tại Việt Nam. Kết quả: 55,3% người hút thuốc lá đã có nỗ lực bỏ thuốc. Trong số 27,2% những người hút thuốc lá tìm đến cán bộ y tế trong năm qua chỉ có 34,9% được hỏi về tình trạng hút thuốc hay không và 29,7% được cán bộ y tế khuyên bỏ thuốc. Tỷ lệ bỏ thuốc (tức tỷ lệ phần trăm những người đã từng hút thuốc hàng ngày hiện nay không còn hút thuốc nữa) là 23,5%.

Hút thuốc lá là hành vi rất phổ biên ở người Việt Nam. Theo kêt quả của điều tra Y tê Quốc gia năm 2001-2002, tỷ lệ hút thuốc của những người từ 15 tuổi trở lên là 56,1% ở nam giới và 1,8% ở nữ giới [1]. Gần đây, các hoạt động phòng chống thuốc lá (PCTHTL) ở Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Cam kết quốc gia về PCTHTL được thể hiện trong Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ số 12/2000/NQ-CP về “Chính sách Quốc gia về PCTHTL giai đoạn 2000-2010” được thực hiện bởi một Ủy ban do Bộ trưởng Bộ Y tế đứng đầu, với các thành viên từ hầu hết các bộ (bao gồm cả Bộ Công thương và Bộ Tài chính) và các tổ chức đoàn thể. Việt Nam ký công ước khung về phòng chống thuốc lá vào ngày 08/8/2003 và phê chuẩn công ước khung vào ngày 17/12/2004. Năm 2007, Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/2007 CT-TTg về tăng cường các hoạt động PCTHTL ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh vai trò của sáu biện pháp chính: 1) đẩy mạnh công tác giáo dục sức khỏe về ảnh hưởng có hại của việc sử dụng thuốc lá; 2) thực thi nghiêm lệnh cấm hút thuốc tại các nơi làm việc và nơi công cộng trong nhà; 3) áp dụng cảnh báo sức khoẻ trên bao thuốc Việt Nam, GATS lá (chiếm 30% diện tích mặt bao chính); 4) kiểm soát nghiêm việc kinh doanh thuốc lá; 5) cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ của các công ty thuốc lá; và 6tăng thuế thuốc lá. Chỉ thị này hiện đang được thực thi dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế với sự tham gia của hầu hết các bộ ngành và các tổ chức đoàn thể tại Việt Nam [2].Gần đây, ngày 21/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1315/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Kế hoạch Hoạt động nhằm Thực thi Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá. Kế hoạch hoạt động này cung cấp nội dung, lịch trình và phân công trách nhiệm cho các cơ quan có liên quan trong việc xây dựng và tuyên truyền các văn bản pháp luật trong nước để đáp ứng yêu cầu của công ước khung [3].

Hút thuốc lá là hành vi tương đối khó thay đổi và sự hỗ trợ đối với người bỏ thuốc để giúp họ cai hút thuốc là hết sức cần thiết. Hiện tại, Việt Nam chưa có nhiều cơ sơ y tế có cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cai hút thuốc. Để cung cấp các bằng chứng khoa học cho việc xây dựng kế hoạch phát triển các dịch vụ cai nghiện hút thuốc lá, nghiên cứu này nhằm mục tiêu: 1) Mô tả thực trạng cai nghiện hút thuốc ở người Việt nam; 2) Mô tả hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở những người hút thuốc lá tại Việt Nam.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment