Cải tiến quy trình kỹ thuật rửa dạ dày cho bệnh nhân ngộ độc cấp
Rửa dạ dày (RDD) là một biện pháp cơ học nhằm loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể nhanh, đơn giản, hiệu quả. Tuy nhiên rửa dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân thậm chí tử vong như: sặc dịch dạ dày vào phổi gây phù
phổi cấp, ARDS, viêm phổi, hòa loãng máu gây phù não, rối loạn điện giải, tan máu, ngộ độc nước,…
Theo Nguyễn Thị Dụ và Giang Thục Anh [1], tỉ lệ biến chứng của RDD còn khá cao. Trong năm 1999 và đầu năm 2000 có 332 ca rửa dạ dày, xảy ra 20 trường hợp biến chứng (6,21%). Hiện nay, rửa dạ dày ch−a thống nhất ở các tuyến cơ sở, dụng cụ rất đa dạng, số l−ợng dịch rửa lớn dễ gây tai biến. Thực tế đặt ra vấn đề cần thiết là cải tiến qui trình, thống nhất dụng cụ nhằm hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra, đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân rửa dạ dày. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích: xây dựng và đánh giá tính an toàn của quy trình kỹ thuật rửa dạ dày cải tiến với bộ rửa dạ dày kín trong điều trị bệnh nhân ngộ độc cấp đường uống.
I. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Các loại ngộ độc thuốc và hoá chất đường uống. Đến sớm trước 4 giờ
2. Loại từ ra khỏi nghiên cứu
Ngộ độc các chất ăn mòn, xăng dầu.
Bệnh nhân có những bất thường về họng miệng Bệnh nhân có biến dạng lồng ngực hoặc có bệnh phổi trước đó
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích