Căn nguyên gây nhiễm trùng huyết và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2011 đến 30/06/2011
Nhiễm trùng huyết (NTH) là một bệnh lý nhiễm trùng thường gặp trong lâm sàng. NTH cũng là một trong những hội chứng lâm sàng nguy hiểm, có nguyên nhân bắt nguồn từ sự xâm nhập vào máu của các vi sinh vật (vi khuan, virus, ký sinh trùng, nấm…). Biểu hiện của NTH là một loạt các triệu chứng như: sốt, rét run, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp thở và ý thức. Đặc biệt là khi vi khuẩn (VK) giải phóng ra các loại độc tố sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn mà biểu hiện lâm sàng rõ nhất là tụt huyết áp, suy đa tạng, rối loạn hô hấp, rối loạn tuần hoàn và ý thức nặng. Nếu không được điều trị tích cực và kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong hoặc để lại các di chứng nặng nề về sức khoẻ và tinh thần.
Nguyên nhân của NTH phần lớn do các VK Gram – âm gây ra, chiếm tới 60% – 70%. Tụ cầu, phế cầu, liên cầu và các VK Gram – dương khác ít gặp hơn chiếm 20% – 40%, nhiễm trùng cơ hội do nấm và Mycobacterium chiếm tỉ lệ thấp nhất [19].
Để chan đoán NTH cần phân lập được vi sinh vật từ máu. Trong một số trường hợp, phải cấy máu nhiều lần mới có giá trị chan đoán [13], [42].
Trên thế giới thường xuyên có những điều tra về tình hình NTH. Ở Việt Nam cũng đã có một số các công trình nghiên cứu về vấn đề này [15], [16], [27], [28], [33]. Tuy nhiên, tuỳ theo từng khu vực địa lý, từng bệnh viện, từng giai đoạn mà tỷ lệ và cơ cấu các loài VK gây NTH có thể khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu gần đây của các tác giả trong và ngoài nước đã cho thấy tỷ lệ VK gây bệnh đề kháng kháng sinh (KS) ngày càng cao và có tính chất đa đề kháng, gây ra không ít khó khăn cho việc điều trị các bệnh nhiễm khuan, trong đó có NTH. Vì vậy, việc xác định đúng căn nguyên gây NTH và mức độ nhạy cảm với KS của các VK sẽ giúp cho việc điều trị có hiệu quả, kịp thời nhằm cứu sống người bệnh, giảm được chi phí điều trị, đồng thời hạn chế sự gia tăng đề kháng KS của VK. Việc thường xuyên giám sát về VK và mức độ nhạy cảm của chúng với KS còn giúp cho các bác sỹ lâm sàng có thể điều trị theo kinh nghiệm trước khi có kết quả kháng sinh đồ.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Căn nguyên gây nhiễm trùng huyết và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2011 đến 30/06/2011”.
Với ba mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ cấy máu dương tính ở những bệnh nhân được chỉ định cấy máu.
2. Xác định căn nguyên gây NTH ở bệnh nhân nằm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
3. Xác định mức độ đề kháng KS của một số chủng VKphân lập được.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Một số khái niệm cơ bản 3
1.1.1 Nhiễm trùng. 3
1.1.2 Nhiễm trùng nặng. 3
1.1.3 Sốc nhiễm trùng 3
1.1.4 Vi khuẩn huyết 3
1.1.5 Nhiễm trùng huyết 3
1.1.6 Nhiễm bẩn 3
1.1.7 Dương tính giả và dương tính thật 4
1.1.8 Khái niệm extended spectrum beta – lactamase 4
1.1.9 Xếp nhóm KS theo CLSIphục vụ lâm sàng 5
1.2 Tình hình nhiễm trùng huyết và căn nguyên gây bệnh 6
1.2.1 Tình hình nhiễm trùng huyết 6
1.2.2 Về căn nguyên gây bệnh 7
1.3 Cơ chế bệnh sinh và chẩn đoán NTH 10
1.3.1 Cơ chế bệnh sinh 10
1.3.2 Chẩn đoán NTH 11
1.4 Đặc điểm của một số loài VK chủ yếu gây NTH 12
1.4.1 Các VK Gram – âm 12
1.4.2 Các VK Gram – dương 16
1.5 Tình hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây NTH 19
1.5.1 E. coli 20
1.5.2 Klebsiella 20
1.5.3 P. aeruginosa 21
1.5.4 Acinetobacter 21
1.5.5 Enterobacter 22
1.5.6 S. aureus 23
1.5.7 S. pneumoniae 24
1.5.8 Enterococci 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
• 7 • •
2.1 Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 26
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 26
2.2 Vật liệu nghiên cứu 26
2.2.1 Bệnh phẩm 26
2.2.2 Môi trường cấy máu 27
2.2.3 Môi trường nuôi cấy phân lập, xác định VK 27
2.2.4 Môi trường xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh… 28
2.2.5 Các vật liệu, hóa chất khác 28
2.2.6 Các dụng cụ khác 29
2.3 Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 30
2.3.2 Phương pháp chọn mẫu 30
2.3.3 Biến số và chỉ số nghiên cứu 31
2.3.4 Phương pháp nghiên cứu 31
2.4 Xử lý và phân tích số liệu 44
2.5 Vấn đề y đức trong nghiên cứu 44
2.6 Hạn chế sai số 44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
3.1 Kết quả cấy máu dương tính 45
3.1.1 Kết quả cấy máu dương tính theo số bệnh phẩm 45
3.1.2 Kết quả cấy máu dương tính theo số bệnh nhân 46
3.1.3 Kết quả cấy máu nhiễm bẩn 46
3.1.4 Kết quả cấy máu dương tính theo các phương pháp lấy máu khác
nhau 47
3.2 Kết quả phân lập các căn nguyên gây bệnh 49
3.2.1 Kết quả phân lập căn nguyên gây bệnh theo nhóm vi sinh vật. 49
3.2.2 Kết quả phân lập VK gây NTH theo nhóm VK 50
3.2.3 Kết quả phân lập các loại VK Gram – âm 51
3.2.4 Kết quả phân lập các loại VK Gram – dương 53
3.2.5 Tỷ lệ phân lập một số VK thường gặp theo một số khoa phồng…. 55
3.2.6 Kết quả phân lập các loại VK gây nhiễm bẩn 55
3.2.7 Kết quả phân lập các loại nấm gây NTH. 56
3.3 Kết quả đề kháng KS của một số chủng VK phân lập được 57
3.3.1 Kết quả về sự đề kháng KS của E. coli 57
3.3.2 Kết quả về sự đề kháng KS của K. pneumoniae 59
3.3.3 Kết quả xác định ESBL ở hai loài E. coli và K. pneumoniae 60
3.3.4 Kết quả đề kháng KS của A. baumannii 60
3.3.5 Kết quả về sự đề kháng KS của S. aureus 62
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 64
4.1 Bàn luận về kết quả cấy máu dương tính 64
4.1.1 Tỷ lệ cấy máu dương tính 64
4.1.2 Kết quả cấy máu nhiễm bẩn 69
4.1.3 So sánh kết quả cấy máu dương tính theo các phương pháp lấy máu
khác nhau 70
4.2 Bàn luận về kết quả xác định căn nguyên gây NTH ở bệnh nhân
nằm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai 72
4.2.1 Về căn nguyên VK gây NTH 73
4.2.2 Về căn nguyên VK gây nhiễm bẩn 76
4.2.3 Về căn nguyên nấm 76
4.3 Đặc điểm đề kháng KS của một số chủng VK được phân lập 77
4.3.1 E. coli 77
4.3.2 K. pneumoniae 78
4.3.3 Kết quả xác định ESBL ở hai loài E. coli và K. pneumoniae 79
4.3.4 A. baumannii 80
4.3.5 S. aureus 81
KẾT LUẬN 83
KIẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích