CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA ỐNG THÔNG 5F NHÂN 79 TRƯỜNG HỢP TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA ỐNG THÔNG 5F NHÂN 79 TRƯỜNG HỢP TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Võ Thành Nhân
*
TÓM TẮT
Chúng tôi phân tích các trường hợp can thiệp mạch vành với ống thông 5F tại Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2002 và 6 tháng đầu năm 2003. Kết quả được so sánh với những bệnh nhân can thiệp bằng ống thông 6F trong cùng thời gian trên. Tổng cộng có 79 bệnh nhân (94 tổn thương) được can thiệp với ống thông 5F và 95 bệnh nhân (118 sang thương) được can thiệp với ống thông 6F. Tỉ lệ dùng đường động mạch quay ở nhóm 5F nhiều hơn có ý nghĩa so với nhóm 6F (55.69% so với 30.52%, p=0,001). Tỉ lệ đặt stent trực tiếp không khác biệt giữa 2 nhóm (49.41% so với 36.89%, p=0,137). Tỉ lệ thành công và tỉ lệ đặt stent giữa 2 nhóm cũng không khác biệt (87.34% so với 87.36%, p=1.00). Ống thông can thiệp 5F không cản trở việc dùng các bóng/stent dài hoặc lớn. 11 trường hợp thất bại với ống thông 5F bao gồm 6 trường hợp không tạo được chỗ tựa phải chuyển sang ống thông 6F, 5 trường hợp sang thương phức tạp không can thiệp được. Lượng thuốc cản quang sử dụng, thời gian chiếu tia và thời gian làm thủ thuật với ống thông 5F đều thấp hơn có ýnghĩa so với nhóm 6F (243.86 +99.18 ml so với 274 +100.25ml, p=0.005; 19.71 ±13.7 phút so với 25.13 ±15.46 minutes, p=0.001; và 101.58 ±31.46 so với 116 ±49.64 phút, p=0,016). Các biến chứng chính với ống thông 6F can thiệp kiểu cổ điển được ghi nhận: rung thất trong bệnh viện sau đặt stent: 2, shock tim: 1 (do huyết khối ostium thân chung nhánh trái), tắc bán cấp trong stent: 1, thủng mạch gây tràn máu màng tim: 1; tụt huyết áp 1; riêng đối với ống thông 5F chỉ gặp 1 trướng hợp rối loạn nhịp chậm phải đặt máy tạo nhịp tạm thời. Chúng tôi kết luận việc dùng ống thông can thiệp 5F là khả thi, an toàn và hiệu quả cho mọi bệnh nhân
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất