CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ GIẢ PHÌNH MẠCH TẠNG
CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ GIẢ PHÌNH MẠCH TẠNG
Ngô Lê Lâm1, Đào Danh Vĩnh2, Trịnh Hà Châu2, Lê Hoàng Kiên2, Vũ Đăng Lưu2, Trần Anh Tuấn2, Trần Văn Lượng2
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai
2 Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai.
Mục đích: Đánh giá hiệu quả, tính an toàn và sự thành công của phương pháp can thiệp nội mạch trong diều trị giả phình động mạch (ĐM) tạng.
Phương pháp: 4 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định có ổ giả phình bằng chụp cắt lớp vi tính (CLVT) ổ bụng có tiêm thuốc cản quang, được điều trị can thiệp nội mạch nút tắc ổ giả phình tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi sử dụng vật liệu nút mạch là vòng xoắn kim loại (VXKL) và/hoặc keo sinh học để loại bỏ ổ giả phình.
Kết quả: Tất cả bệnh nhân đều được điều trị thành công, không có biến chứng trong và sau can thiệp. Sau thời gian theo dõi trung bình 8 tháng: triệu chứng lâm sàng hoàn toàn được cải thiện.
Tóm lại: Can thiệp nội mạch trong điều trị giả phình mạch tạng có tỷ lệ thành công cao và hiệu quả điều trị trong giai đoạn ngắn tốt.
Động mạch (ĐM) tạng trong ổ bụng bao gồm ĐM thận và các ĐM thuộc vòng tuần hoàn nội tạng trong đó có:
ĐM thân tạng, ĐM mạc treo tràng trên và ĐM mạc treo tràng dưới.
Giả phình mạch (VPS) là tổn thương ít gặp, có thể do nhiều nguyên như tình trạng viêm, nhiễm khuẩn, chấn thương mất bền vững cấu trúc thành mạch của ổ giả phình gây nguy cơ vỡ và chảy máu trong ổ bụng hoặc khoang sau phúc mạc, yêu cầu phải được điều trị cấp cứu.
Với sự phát triển của y học, sử dụng kỹ thuật chụp mạch số hóa xóa nền vị trí giả phình, có thể tiếp cận tổn
thương cũng như đưa ra chiến lược điều trị can thiệp nút tắc hoàn toàn ổ giả phình một cách hợp lý.
Chúng tôi đưa ra 4 trường hợp được chẩn đoán và điều trị can thiệp nút tắc ổ giả phình mạch tạng với mục tiêu đánh giá hiệu quả, tính an toàn và tỷ lệ thành công của phương pháp can thiệp.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com