Can thiệp nội mạch trong điều trị tách thành động mạch chủ Stanford B cấp

Can thiệp nội mạch trong điều trị tách thành động mạch chủ Stanford B cấp

Can thiệp nội mạch trong điều trị tách thành động mạch chủ Stanford B cấp
Lê Xuân Thận, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Minh Tuấn
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tách thành động mạch chủ là bệnh nặng nguy cơ tử vong cao. Can thiệp nội mạch điều trị bệnh lý động mạch chủ là phương pháp ít xâm lấn và hiệu quả. Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của can thiệp nội mạch điều trị tách thành động mạch chủ cấp. Đây là nghiên cứu can thiệp không có đối chứng. Nghiên cứu 96 bệnh nhân có độ tuổi trung bình 59 ± 10 được chẩn đoán tách thành động mạch chủ cấp có biến chứng được can thiệp nội mạch. Tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật 97,9%. Tỷ lệ sống còn qua theo dõi thời gian trung bình 30 tháng là 91,67%, yếu tố vỡ động mạch chủ thì 1 làm tăng nguy cơ tử vong (HR = 4,46 với p = 0,03). Tái cấu trúc động mạch chủ sau can thiệp làm tăng kích thước lòng thật nhỏ nhất (19,4 ± 4,3 mm so với 24 ± 5,4 mm p < 0,05), giảm đường kính lòng giả lớn nhất (37,1 ± 11.4 mm so với 26,5 ± 13,1 mm p < 0,05). Như vậy can thiệp nội mạch điều trị bệnh nhân tách thành động mạch chủ Stanford B cấp có tỷ lệ sống còn cao và giúp tái cấu trúc động mạch chủ.

Bệnh lý tách thành động mạch chủ (ĐMC) ngày  càng  gia  tăng  với  tỷ  lệ  khoảng  2  –  3,5 trường  hợp  trên  100.000  người  dân.1 Tách thành ĐMC là hiện tượng rách lớp áo trong của ĐMC gây nhiều biến chứng nặng như vỡ ĐMC,hoặc chèn ép và gây thiếu máu các nhánh động mạch xuất phát từ ĐMCnhư tắcđộng mạch cảnh gây tai biến mạch não, tắc mạch tạng, tắc mạch chi …. nguy cơ tử vong cao .Tỷ lệ tử vong trong 30 ngày đối với tách thành ĐMC Stanford B khoảng 13,3%.2 Trước đây tách thành ĐMC cấp có biến chứng kinh điển có chỉ định phẫu thuật  thay  đoạn  ĐMC  tuy  nhiên  đây  là  phẫu thuật với đường mổ lớn có nguy cơ tử vong cao và nhiều biến chứng nặng. Tử vong của phẫu thuật dao động từ 25 – 50%, thiếu máu tuỷ 6,8%, đột quị 9%, thiếu máu mạc treo tràng 4,9%, suy thận cấp 19%.3,4 Sự ra đời của can thiệp nội mạch là phương pháp ít xâm lấn làm tăng hiệu quả điều trị. Stelzmueller và cộng sự nghiên cứu trên 55 bệnh nhân với thành công về mặt thủ thuật 91% có tỷ lệ tử vong trong viện là 9% tỷ lệ sống còn sau 1 năm và sau 2 năm lần lượt là 87% và 85%.5 Xiaoying Lou và cộng sự nghiên cứu 80 bệnh nhân tách thành ĐMC cấp có biến chứng được can thiệp ĐMC tỷ lệ sống còn sau 1 năm 93,6% sau 3 năm còn 89,7%.6 Việt nam có một số công trình nghiên cứu: năm 2012 Trần Vũ Hoàng, Nguyễn Lân Hiếu với đề tài Đánh giá hiệu quả bước đầu của can thiệp đặt Stent Graft quada trong điều trị bệnh lý động mạch chủ tại viện Tim mạch quốc gia.7 Năm 2016 Trần Văn Thạch, Phạm Mạnh  Hùng  với  đề  tài  Nghiên  cứu  đặc  điểm hình thái tổn thương tách thành ĐMC Stanford B qua chụp cắt lớp vi tính đa dãy.8 Nghiên cứu đề tài cấp nhà nước của Trần Quyết Tiến và cộng  sự  Nghiên  cứu  ứng  dụng  kỹ  thuật  can thiệp nội mạch điều trị phình, bóc tách và phình bóc tách động mạch chủ.

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment