Can thiệp nội mạch và phối hợp phẫu thuật mổ mở – can thiệp nội mạch: xu hướng mới trong điều trị bệnh mạch máu

Can thiệp nội mạch và phối hợp phẫu thuật mổ mở – can thiệp nội mạch: xu hướng mới trong điều trị bệnh mạch máu

Can thiệp nội mạch là một kỹ thuật mới được áp dụng trong điều trị bệnh mạch máu. 17 BN được áp dụng kỹ thuật này tại BV Việt Đức (1/2011 – 12/2011) với 10 BN can thiệp mạch đơn thuần, 7BN can thiệp mạch phối hợp phẫu thuật. 26 thương tổn ở ĐMCB, ĐMC ngực, chi dưới, ĐM dưới đòn, ĐM thận được can thiệp nong+stent 76,9%, mổ 15,4%, nong 7,7%, thành công 25/26 (96,1%); thất bại 1BN (sau đặt stent phồng ĐMCB, phải mổ mở); không có biến chứng chảy máu, nhiễm trùng, cắt cụt. Đây là hướng mới cần phát triển để cải thiện chất lượng điều trị bệnh mạch máu.

Cùng với sự tiến bộ của phẫu thuật nội soi trong hầu hết các lĩnh vực ngoại khoa, kỹ thuật ít xâm lấn cũng dần được áp dụng trong bệnh lý mạch máu, ban đầu là phẫu thuật nội soi ĐMC bụng, lấy tĩnh mạch hiển, lấy ĐM ngực trong với mục đích giảm thời gian nằm viện, khả năng lấy lại sức lao động nhanh, thẩm mỹ, tuy nhiên không phải trung tâm tim mạch nào cũng đáp ứng được. Với sự ra đời và cải tiến không ngừng của nhiều dụng cụ tim mạch can thiệp, thủ thuật nội mạch máu (Endovascular) đã phát triển hết sức mạnh mẽ ở các nước Âu-Mỹ, làm thay đổi hẳn phương thức điều trị nhiều thương tổn mạch máu, theo Goodney tỷ lệ can thiệp nội mạch tăng gấp 3 lần từ năm 1996 tới 2006 [3]. Một số bệnh có thể điều trị hoàn toàn bằng can thiệp nội mạch (ĐM thận, eo ĐMC, ĐM chậu). Đối với các trường hợp không thể can thiệp nội mạch hoàn toàn (kỹ thuật, chi phí, kết quả xa không chắc chắn), hoặc ngược lại sẽ có nguy cơ cao nếu phẫu thuật mổ mở đơn thuần, sẽ là các ứng cử viên tốt cho can thiệp phối hợp nội mạch- mổ mở (hybrid procedure), nhằm tận dụng tối đa ưu điểm và hạn chế thấp nhất nhược điểm của từng phương pháp. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả ban đầu của loại hình can thiệp nội mạch và phối hợp mổ mở- can thiệp nội mạch điều trị bệnh mạch máu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
II.    ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu hồi cứu dựa trên hồ sơ của tất cả BN mạch máu đã áp dụng can thiệp nội mạch và hoặc phối hợp phẫu thuật- nội mạch tại BV Việt Đức từ 1-2011 tới 12-2011. Can thiệp nội mạch có thể được thực hiện trước, sau hoặc đồng thời với can thiệp mổ mở. Bệnh lý mạch ở các vị trí khác nhau: ĐM cảnh, ĐMC ngực-bụng, ĐM thận, ĐM chi dưới. Loại trừ bệnh mạch máu tại tim, phổi, CT-VT mạch máu, tai biến do thầy thuốc. Các thăm dò trước mổ đầy đủ gồm lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa, chức năng gan thận, đông máu, điện tim, siêu âm tim, siêu âm doppler mạch, chụp cắt lớp vi tính, chụp ĐM, MRI. Tiền sử bệnh phối hợp và yếu tố nguy cơ (hút thuốc lá, thuốc lào, đái tháo đường, THA, mỡ máu), tiền sử phẫu

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment