CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2015 – 2019

CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2015 – 2019

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2015 – 2019.Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới ước tính hàng năm có khoảng 236.000 người tử vong do đuối nước (1). Tại Việt Nam báo cáo gánh nặng bệnh tật cũng chỉ ra đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 15 tuổi trong các tai nạn thương tích và hầu hết đuối nước thường gặp ở nhóm tuổi từ 5- 14 tuổi (2),(3). Đuối nước xảy ra thường xuyên ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đặc biệt vào mùa mưa nguy cơ đuối nước là rất cao. Theo báo cáo nghiên cứu về tai nạn thương tích quốc gia năm 2010 (VNIS), ước tính có khoảng 1.400 trẻ tử vong do đuối nước tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu cho thấy các trường hợp đuối nước thường xảy ra vào ban ngày, thời điểm vào buổi sáng và có đến 97% đuối nước ở trẻ em xảy ra ở khu vực không có biển cảnh báo hoặc không có rào chắn bảo vệ (4),(5). Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Hưng chỉ ra 80% trường hợp đuối nước xảy ra do nguyên nhân là thiếu sự giám sát của người lớn. Có 42% trẻ em từ 5-10 tuổi là biết bơi (6). Tương tự, cứu của Đặng Văn Chính và cộng sự về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống đuối nước trẻ em ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã chỉ ra nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đuối nước ở trẻ em là do sự bất cẩn của người chăm sóc trẻ (7).


Việt Nam đã có chiến lược quốc gia phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020, trong đó đưa ra mục tiêu giảm 6% số trẻ em tử vong do đuối nước so với năm 2015 và 100% các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương triển khai thí điểm chương trình dạy bơi an toàn cho trẻ em. Tiếp theo giai đoạn 2021-2030 chiến lược đề ra mục tiêu giảm 10% số trẻ em bị tử vong do đuối nước năm 2025 và 20% vào năm 2030 (8),(9). Bên cạnh đó Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành quyết định 4501/QĐ-BGDĐT về chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu từng bước kiểm soát, giảm thiểu tình hình tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước đối với trẻ em, học sinh. Nâng cao nhận thức và kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em, học sinh; chú trọng phổ cập kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước, kỹ năng bơi và2 an toàn trong môi trường nước ở những vùng có chỉ số, dự báo tỷ lệ tai nạn đuối nước cao (10).
Đồng Tháp là một tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm có khoảng 50-60 trường hợp trẻ em bị đuối nước, nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp đuối nước được xác định là do thiếu sự giám sát của người lớn và trẻ không biết bơi (11),(12),(13). Tỉnh Đồng Tháp đã ban hành kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2015, với mục tiêu: Từng bước hạn chế tình trạng trẻ em bị đuối nước (17) và ban hành kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2030 nhằm kiểm soát, giảm thiểu tai nạn, thương tích trẻ em trên tất cả loại hình tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước và đề ra mục tiêu cụ thể giảm 10% số trẻ em bị tử vong do đuối nước vào năm 2025 và 20% vào năm 2030 (18).
Tại tỉnh cũng đã có một số hoạt động phòng chống đuối nước trẻ em thông qua Sở Lao động Thương binh và xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các hoạt động như: Truyền thông thay đổi hành vi, dạy bơi cho trẻ em được chính quyền địa phương tổ chức và một số dự án phi chính phủ (12). Đuối nước ở trẻ em không xảy ra tình cờ, đuối nước có thể dự báo và phòng ngừa được. Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy đuối nước có thể phòng chống với các can thiệp đơn giản và hiệu quả như dạy bơi và kỹ năng an toàn với nước cho trẻ (14-16). Để trả lời cho câu hỏi việc tổ chức dạy bơi cho trẻ trong các trường học có góp phần làm tăng kỹ năng bơi của trẻ hay không? Và mô hình tổ chức nên tiến hành như thế nào? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đây là một trong những địa phương có tỷ lệ đuối nước cao nhất trong tỉnh. Đối tượng nghiên cứu là học sinh tiểu học tại các trường tiểu học, người chăm sóc trẻ, giáo viên và các cán bộ lãnh đạo. Nghiên cứu này là một phần của Dự án can thiệp phòng chống đuối nước (SoLid: Saving Lives from Drowning) tại Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phòng chống chấn thương, Trường Đại học Y tế công cộng và Trường Đại học Johns Hopkins phối hợp triển khai.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ, giáo viên về phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2016.
2. Xây dựng và triển khai chương trình can thiệp dạy bơi an toàn phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, năm 2015- 2016.
3. Đánh giá kết quả can thiệp dạy bơi an toàn phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 2015-2019

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………… i
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………………………….. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………………………..v
DANH MỤC CÁC BẢNG ………………………………………………………………………….. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………..4
1.1. Một số khái niệm………………………………………………………………………………….4
1.2. Dịch tễ học đuối nước …………………………………………………………………………..4
1.3. Các giải pháp phòng chống đuối nước ……………………………………………………20
1.4. Mô hình dạy bơi an toàn cho trẻ……………………………………………………………26
1.5. Khung lý thuyết ………………………………………………………………………………….31
1.6. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu ……………………………………………….32
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………36
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………….36
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………37
2.3. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………….37
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu……………………………………………………………………………..37
2.5. Phương pháp chọn mẫu ……………………………………………………………………….39
2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu (PL 4.2)………………………………………………..40
2.7. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………………………….40
2.8. Các biến số nghiên cứu (phụ lục 7)……………………………………………………….41
2.9. Khái niệm và thang đánh giá………………………………………………………………..41
2.10. Phương pháp phân tích số liệu ……………………………………………………………42
2.11. Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………………………..43
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………….44
Chương 4 BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………..83
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………103
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………….106
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………107iv
CÁC PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………..116
Phụ lục 1: Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ về
vấn đề phòng chống đuối nước trẻ em ……………………………………………………….116
Phụ lục 2: Hướng dẫn Phỏng vấn sâu ………………………………………………………..123
Phụ lục 3: Các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu …………………………………………127
Phụ lục 4: Triển khai can thiệp dạy bơi an toàn cho học sinh tiểu học……………129
Phụ lục 5: Tài liệu truyền thông về phòng chống đuối nước …………………………162
Phụ lục 6: Thang đánh giá kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ và kỹ
năng bơi của học sinh ………………………………………………………………………………166
Phụ lục 7: Các biến số trong nghiên cứu…………………………………………………….173
Phụ lục 8: Một số hình ảnh triển khai nghiên cứu………………………………………..17

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung về tuổi, giới, trình độ học vấn của người chăm sóc trẻ .44
Bảng 3.2. Thông tin chung về nghề nghiệp, hôn nhân, kinh tế và số con trong gia
đình của người chăm sóc trẻ ………………………………………………………………………….45
Bảng 3.3. Kiến thức của người chăm sóc trẻ về đuối nước ………………………………..46
Bảng 3.4. Kiến thức của người chăm sóc trẻ về nguyên nhân tử vong do đuối nước.
…………………………………………………………………………………………………………………..47
Bảng 3.5. Kiến thức của người chăm sóc trẻ về đuối nước theo các yếu tố khác…..48
Bảng 3.6. Nguồn thông tin tiếp cận của người chăm sóc trẻ về đuối nước. ………….49
Bảng 3.7. Thực hành của người chăm sóc trẻ về những biện pháp phòng chống đuối
nước cho trẻ ở khu vực ngoài nhà…………………………………………………………………..50
Bảng 3.8. Thực hành của người chăm sóc trẻ về những biện pháp phòng chống đuối
nước cho trẻ ở khu vực trong nhà …………………………………………………………………..51
Bảng 3.9. Thực hành của người chăm sóc trẻ về cách trông giữ trẻ và cho trẻ học
bơi để phòng chống đuối nước……………………………………………………………………….52
Bảng 3.10. Yếu tố liên quan đến kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ với
nhóm tuổi…………………………………………………………………………………………………….53
Bảng 3.11. Yếu tố liên quan đến kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ với
giới tính. ……………………………………………………………………………………………………..53
Bảng 3.12. Yếu tố liên quan đến kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ với
trình độ học vấn……………………………………………………………………………………………54
Bảng 3.13. Yếu tố liên quan đến kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ với
nghề nghiệp. ………………………………………………………………………………………………..54
Bảng 3.14. Yếu tố liên quan đến kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ với
tình trạng hôn nhân……………………………………………………………………………………….55
Bảng 3.15. Yếu tố liên quan đến kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ với
kinh tế gia đình…………………………………………………………………………………………….55
Bảng 3.16. Yếu tố liên quan đến kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ với
số con trong gia đình. ……………………………………………………………………………………56vii
Bảng 3.17. Yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống đuối nước của người
chăm sóc trẻ với nhóm tuổi……………………………………………………………………………56
Bảng 3.18. Yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống đuối nước của người
chăm sóc trẻ với giới tính………………………………………………………………………………57
Bảng 3.19. Yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống đuối nước của người
chăm sóc trẻ với trình độ học vấn. ………………………………………………………………….57
Bảng 3.20. Yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống đuối nước của người
chăm sóc trẻ với nghề nghiệp…………………………………………………………………………58
Bảng 3.21. Yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống đuối nước của người
chăm sóc trẻ với tình trạng hôn nhân. ……………………………………………………………..58
Bảng 3.22. Yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống đuối nước của người
chăm sóc trẻ với kinh tế gia đình. …………………………………………………………………..59
Bảng 3.23. Yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống đuối nước của người
chăm sóc trẻ với số con trong gia đình. …………………………………………………………..59
Bảng 3.24. Yếu tố liên quan giữa kiến thức với thực hành về phòng chống đuối
nước của người chăm sóc trẻ………………………………………………………………………….60
Bảng 3.25. Mô hình phân tích đa biên mối liên quan giữa kiến thức về đuối nước
của người chăm sóc trẻ với đặc điểm thông tin chung……………………………………….60
Bảng 3.26. Mô hình phân tích đa biến mối liên quan giữa thực hành về phòng chống
đuối nước của người chăm sóc trẻ với đặc điểm thông tin chung. ………………………61
Bảng 3.27. Xây dựng và hỗ trợ bể bơi tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp ……………..67
Bảng 3.28. Thông tin chung về học sinh tham gia lớp học bơi …………………………..69
Bảng 3.29. Tỷ lệ học sinh biết bơi trước can thiệp của các trường theo tuổi ………..69
Bảng 3.30. Tỷ lệ học sinh biết bơi sau can thiệp của các trường theo tuổi……………70
Bảng 3.31. Tỷ lệ học sinh biết bơi sau can thiệp của các trường theo giới tính …….72
Bảng 3.32. Tỷ lệ học sinh tham gia học bơi của các trường theo số buổi dự học ….73
Bảng 3.33. Tỷ lệ biết bơi sau can thiệp giữa các trường…………………………………….73
Bảng 3.34. Yếu tố liên quan giữa giới tính của học sinh với tỷ lệ biết bơi sau can
thiệp……………………………………………………………………………………………………………75viii
Bảng 3.35. Yếu tố liên quan giữa số buổi tham gia học bơi của học sinh với tỷ lệ
biết bơi sau can thiệp…………………………………………………………………………………….76
Bảng 3.36. Đánh giá kiến thức và kỹ năng bơi an toàn của học sinh trước và sau can
thiệp……………………………………………………………………………………………………………7

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment