Can thiệp phòng nhiễm giun truyền qua đất cho học sinh lớp 4, lớp 5 tại một số trường tiểu học tại huyện Xay, tỉnh Udomxay, Lào năm 2021-2023

Can thiệp phòng nhiễm giun truyền qua đất cho học sinh lớp 4, lớp 5 tại một số trường tiểu học tại huyện Xay, tỉnh Udomxay, Lào năm 2021-2023

Luận án tiến sĩ y học Can thiệp phòng nhiễm giun truyền qua đất cho học sinh lớp 4, lớp 5 tại một số trường tiểu học tại huyện Xay, tỉnh Udomxay, Lào năm 2021-2023.Nhiễm giun truyền qua đất (GTQĐ) là một trong những bệnh nhiễm ký sinh trùng phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2020)(1), các loài GTQĐ chính gây nhiễm trên người gồm: Giun đũa Ascaris lumbricoides,  Trichuris trichiura  và giun móc Ancylostoma duodenale/ giun mỏ Necator americanus.Trên toàn cầu, ước tính khoảng 24% dân số bị nhiễm GTQĐ, trong đó có trên 568 triệu học sinh tiểu học (HSTH). Những khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là các quốc gia có điều kiện kinh tế và vệ sinh môi trường kém như Lào, khu vực Đông Nam Á, châu Phi và châu Mỹ(1). 
Học sinh tiểu học tại một số quốc gia trên thế giới cũng như tại Lào có độ tuổi từ 6 đến 10, tuy vậy có một số em 11 tuổi (2). Ở độ tuổi từ 6 đến 8, tuy đã qua 3 năm được dạy học tại trường nhưng các em thường có nhận thức và khả năng thực hành còn hạn chế, ngay cả các khâu thực hành trong sinh hoạt hằng ngày cũng phải nhờ sự giúp đã của cha, mẹ, hay người thân. Từ 9 đến 11,các em đang ở độ tuổi hiếu động, đã qua 4, 5 năm học tập ở trường nên đã có kiến thức và thực hành về vệ sinh cá nhân. Hơn nữa, các em độ tuổi này có khả năng trả lời phátvấn/phỏng vấn những câu hỏi phù hợp và rất tích cực tham gian vào một số nghiên cứu được triển khai. Tác động vào lứa tuổi này sẽ sớm ngăn chặn được ảnh hưởng nhiễm giun đến sự phát triển của các em. Chính vì vậymột số chương trình can thiệp, nhất là can thiệp truyền thông giáo dục nâng cao kiến thức, thực hành phòng nhiễm GTQĐ cho các em thường tập trung ở lứa tuổi này. Kết quả can thiệp thường cao hơn so với lứa tuổi nhỏ hơn mà không cần nhờ đến can thiệp cho đối tượng nuôi dưỡng hay hỗ trợ(2).


 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (sau đây gọi tắt là Lào) là một nước đang phát triển, nằm trong khu vực Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa ẩm, đặc điểm dịch tễ, môi trường sinh thái và trình độ dân trí thấp, nền kinh tế thấp v.v. Các đặc điểm này làm tăng nguy cơ nhiễm GTQĐ, đặc biệt  là các em HSTH. Do trình độ dân trí, điều kiện kinh tế của Lào hiện nay vẫn còn khá nhiều khu vực còn thiếu các công trình nhà vệ sinh phù hợp, thiếu nước sạch trong ăn uống, sinh hoạt, cũng như kiến thức, thực hành của người dân về phòng nhiễm GTQĐ còn hạn chế làm tăng nguy cơ, cường độ nhiễm GTQĐ. Đồng thời, tại một số vùng nông thôn tiếp cận với các chương trình can thiệp như tẩy giun định kỳ và truyền thông giáo dục còn rất hạn chế, mặc dù đó là những giải pháp quan trọng trong việc kiểm soát và giảm tỉ lệ nhiễm GTQĐ (1, 2). Tính đến 2022, tại Lào ước tính có khoảng 1,72 triệu HSTH trong độ tuổi từ 6 – 11 tuổi nhiễm GTQĐ và có thể rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, thậm chí một số em chậm phát triển thể chất và trí tuệ (1). Số HSTH nhiễm GTQĐ lại phân bố không đồng đều, thường tập trung tại một số tỉnh có điều kiện kiện vị trí địa lý, kinh tế khó khăn nhất của Lào.
Huyện Xay, tỉnh Udomxay là một trong số các huyện miền núi nghèo, thuộc cực Đông Bắc của tỉnh với các điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng trường học còn nhiều hạn chế, nhất là các trường tiểu học. Hơn nữa, đa phần các em HSTH là người dân tộc thiểu số Lào, tập quán sinh hoạt còn lạc hậu, kiến thức, thực hành phòng nhiễm GTQĐ có phần rất hạn chế, chính vì thế mà các em học sinhthường được chẩn đoán nhiễm GTQĐ với tỉ lệ khá cao. Theo kết quả khảo sát của Sở Y tế Udomxay năm 2023, HSTH nhiễm GTQĐ ở mức 56,5%, trong đó tỉ lệ nhiễm giun móc lên tới 87,0%, giun tóc là 33,0% và giun đũa là 3,0% (3). 
Tại các trường tiểu học trong tỉnh Udomxay cũng đã có một số hoạt động phòng nhiễm GTQĐ cho HS thông qua Sở Y tế, Sở Giáo dục và Thể thao phối hợp với nhà trường triển khai các hoạt động như: Tẩy giun định kỳ;Truyền thông thay đổi kiến thức, thực hành cho trẻ em(3). Nhiễm GTQĐ không xảy ra tình cờ, nhiễm GTQĐ có thể dự báo và phòng ngừa được. Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy nhiễm GTQĐ ở các em học sinh tiểu học có thể phòng nhiễm với các can thiệp đơn giản và hiệu quả như truyền thông giáo dục nâng cao kiến thức, thực hành cho các em (1). Để trả lời cho câu hỏi việc tổ chức truyền thông giáo dục kiến thức, thực hành phòng nhiễm GTQĐ cho các em HSTH trong các trường học có góp phần làm tăng kiến thức, thực hành hay không? Và mô hình tổ chức nên tiến hành như thế nào? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu“Can thiệp phòng nhiễm giun truyền qua đất cho học sinh lớp 4, lớp 5 tại một số trường tiểu học tại huyện Xay, tỉnh Udomxay, Lào năm 2021-2023”.

MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh lớp 4, lớp 5tại 2 trường Bankhat và Namgan huyện Xay, tỉnh Udomxay, Lào và một số yếu tố liên quan năm 2022.
2. Mô tả kiến thức, thực hành phòng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh lớp 4, lớp 5 tại 2 trường Bankhat và Namgan huyện Xay, tỉnh Udomxay, Lào và một số yếu tố liên quan năm 2022.
3. Xây dựng, triển khai và đánh giá kếtquả can thiệp truyền thông cải thiện kiến thức, thực hành phòng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh lớp 4, lớp 5 tại 2 trường Bankhat và Namgan huyện Xay, tỉnh Udomxay, Lào năm 2023.  

LỜI CAM ĐOAN    i
LỜI CẢM ƠN    ii
MỤC LỤC    iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT    viii
DANH MỤC CÁC BẢNG    ix
DANH MỤC CÁC HÌNH    xi
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1. TỔNG QUAN    4
1.1. Đại cương về giun truyền qua đất    4
1.1.1. Một số định nghĩa, khái niệm    4
1.1.2. Tác nhân gây nhiễm giun truyền qua đất    5
1.1.3. Tác hại của nhiễm giun truyền qua đất đối với học sinh tiểu học    5
1.1.4. Vòng đời của các loài giun truyền qua đất    6
1.1.5. Phòng nhiễm giun truyền qua đất (giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ)    8
1.2. Một số đặc điểm của học sinh lớp 4 và lớp 5    10
1.2.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh lớp 4, lớp 5    10
1.2.2. Sự phát triển của quá trình nhận thức và tham gia các hoạt động chủ địch    11
1.2.3. Sự phát triển ý chí và hành động ý chí    11
1.3. Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học và các yếu tố liên quan    11
1.3.1. Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học    11
1.3.2. Một số yếu tố liên quan tới thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học    15
1.4. Thực trạng kiến thức, thực hành phòng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học và một số yếu tố liên quan.    18
1.4.1. Kiến thức, thực hành phòng nhiễm giun truyền qua đất của học sinh tiểu học    18
1.4.2. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thực hành nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học    21
1.5. Các can thiệp phòng nhiễm giun truyền qua đất  ở học sinh tiểu học    23
1.5.1. Mô hình can thiệp phòng nhiễm giun truyền qua đất trên thế giới    23
1.5.2. Mô hình can thiệp phòng nhiễm giun truyền qua đất tại Lào    25
1.6. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu    26
1.6.1. Giới thiệu chương trình giáo dục phổ thông tại Lào    26
1.6.2. Vị trí địa lý    27
1.6.3. Địa hình    28
1.6.4. Đặc điểm về thời tiết, khí hậu    28
1.6.5. Thủy văn    28
1.6.6. Dân số    29
1.6.7. Giáo dục, y tế, văn hóa, lễ hội huyện Xay    29
1.6.8. Thực trạng trường học tại xã Bankhat và Namgan    29
1.7. Khung lý thuyết    30
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    31
2.1. Đối tượng nghiên cứu    31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng    31
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính đánh giá giai đoạn đầu (trước can thiệp)    31
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu    31
2.3. Thiết kế nghiên cứu    31
2.4. Cỡ mẫu    33
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu đánh giá gia đoạn đầu (mục tiêu 1 và 2)    33
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu đánh giá kết quả can thiệp cải thiện kiến thức, thực hành phòng nhiễm giun (mục tiêu 3)    34
2.5. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu    35
2.5.1. Phương pháp chọn mẫu giai đoạn đánh giá ban đầu    35
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu giai đoạn can thiệp và đánh giá kết quả sau can thiệp    36
2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu    37
2.6.1. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu về thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học    37
2.6.2. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu về kiến thức, thực hành phòng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học    40
2.6.3. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu về kiến thức, thực hành phòng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học sau can thiệp    43
2.7. Chương trình can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe    44
2.7.1. Cơ sở xây dựng các hoạt động can thiệp    44
2.7.2. Chuẩn bị các nội dung và tài liệu can thiệp    44
2.7.3. Xác định thời gian, địa điểm và đối tượng can thiệp    44
2.7.4. Xác định các hoạt động can thiệp cụ thể    45
2.7.5. Lựa chọn người thực hiện can thiệp và người giám sát    45
2.7.6. Các bước cụ thể triển khai can thiệp    45
2.8. Các biến số và các chủ đề của nghiên cứu    46
2.8.1. Các biến số nghiên cứu    46
2.8.2. Các nhóm chủ đề nghiên cứu định tính    47
2.9. Phân tích số liệu    47
2.10. Đạo đức nghiên cứu    48
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    49
3.1. Thực trạng nhiễm giun và một số yếu liên quan năm 2022    49
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu    49
3.1.2. Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất năm 2021    51
3.1.3.Một số yếu tố có liên quan tới tỉ lệ nhiễm giun    52
3.2. Kiến thức, thực hành phòng nhiễm giun truyền qua đất và một số yếu tố liên quan    55
3.2.1. Kiến thức phòng nhiễm giun truyền qua đất    55
3.2.2.Một số yếu tố có liên quan tới kiến thức phòng nhiễm giun truyền qua đất    57
3.2.3. Thực hành của học sinh về phòng bệnh nhiễm giun truyền qua đất    60
3.2.4. Một số yếu tố liên đến thực hành phòng nhiễm giun    62
3.3. Xây dựng, triển khai và đánh giá kết quả can thiệp truyền thông cải thiện kiến thức, thực hành phòng nhiễm giun truyền qua đất    65
3.3.1. Xây dựng tài liệu giảng dạy phòng nhiễm giuntruyền qua đất    65
3.3.2. Nội dung tài liệu hướng dẫn phòng nhiễm giun truyền qua đất    67
3.3.3. Các hình thức can thiệp phòng nhiễm giun truyền qua đất    68
3.3.4. Kết quả can thiệp truyền thông cải thiện kiến thức phòng nhiễm giun    70
3.3.5. Kết quả can thiệp truyền thông cải thiện thực hành phòng nhiễm giun truyền qua đất    76
Chương 4. BÀN LUẬN    79
4.1. Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất và một số yếu tố liên quan năm 2022    79
4.1.1. Tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất    79
4.1.2. Cường độ nhiễm giun truyền qua đất    82
4.1.3. Một số yếu tố liên quan thực trạng nhiễm giun    83
4.2. Kiến thức, thực hành phòng nhiễm giun truyền qua đấtvà một số yếu tố liên năm 2022    84
4.2.1. Kiến thức phòng nhiễm giun truyền qua đất    84
4.2.2. Thực hành phòng nhiễm giun truyền qua đất của học sinh tiểu học    85
4.2.3. Một số yếu tố liên quan kiến thức của học sinh tiểu học về phòng nhiễm giun truyền qua đất    87
4.2.4. Một số yếu tố liên qua thực hành của học sinh tiểu học về phòng nhiễm giun truyền qua đất    88
4.3. Đánh giá kết quả sau can thiệp truyền thông cải thiệnkiến thức, thực hành phòng nhiễm giun truyền qua đất    88
4.3.1.  Xây dựng và triển khai can thiệp phòng phòng nhiễm GTQĐ cho HSTH tại huyện Xay    88
4.3.2. Kết quả can thiệp truyền thông cải thiện về kiến thức    90
4.3.3. Kết quả can thiệp truyền thông cải thiện về thực hành    93
4.4. Ưu điểm và hạn chế trong nghiên cứu    95
4.4.1. Ưu điểm    95
4.4.2. Hạn chế trong nghiên cứu    96
KẾT LUẬN    98
1. Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất và một số yếu tố liên quan năm 2021    98
2. Thực trạngkiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan năm 2021    98
3. Xây dựng, triển khai và đánh giá kết quả can thiệp truyền thông cải thiện kiến thức, thực hành phòng nhiễm giun    99
KHUYẾN NGHỊ    100
TÀI LIỆU THAM KHẢO    102
PHỤ LỤC    i
PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNGCHỐNG NHIỄMGIUN TRUYỀN QUA ĐẤT TẠI TỈNH UDOMXAY, LÀO    i
PHỤ LỤC 2.BẢNG ĐIỂM ĐIỀU TRA KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CỦA HỌC SINH VỀ PHÒNG NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT    v
PHỤ LỤC 3. NỘI DỤNG PHỎNG VẤN SÂU VỚI ĐẠI DIỆN BAN GIÁM HIỆU, GIÁO VIÊNCHỦ NHIỆM LỚP VÀ CHA, MẸ HỌC SINH    ix
PHỤ LỤC 4. NỘI DỤNG THẢO LUẬN NHÓM HỌC SINH    xi
PHỤ LỤC 5. CÁC BIỂN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU    xiii
PHỤ LỤC 6. NỘI DUNG CAN THIỆP PHÒNG NHIỄM GIUN CHO CÁC EM HỌC SINH TIỂU HỌC    xv
PHỤ LỤC 7. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CAN THIỆP PHÒNG NHIỄM GIUN TẠI 2 TRƯỜNG    xix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại cộng đồng chuẩn đoán và điều trị nhiễm giun    9
Bảng 2.1: Tổng số lượng mẫu phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm    34
Bảng 2.2. Phân bố số học sinh theo lớp, khối, trường    36
Bảng 2.3: Phân loại mức độ nhiễm giun theo WHO (78)    38
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng theo khối lớp ở 2 trường nghiên cứu (N=363)    49
Bảng 3.2. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (N=363)    50
Bảng 3.3. Tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất của các học sinh theo khối và chung    51
Bảng 3.4. Cường độ nhiễm giun truyền qua đất của các học sinh (N=363)    52
Bảng 3.5. Một số yếu tố cá nhân liên quan đến tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất (N= 363)    52
Bảng 3.6: Một số yếu tố gia đình liên quan đến tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất (N= 363)    54
Bảng 3.7. Kiến thức về tác nhân, con đường nhiễm và tác hại của nhiễm giun truyền qua đất (N= 363)    55
Bảng 3.8: Kiến thức về nguyên nhân, phương pháp phòng nhiễm giun truyền qua đất (N = 363)    56
Bảng 3.9: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng nhiễm giun truyền qua đất (N=363)    58
Bảng 3.10: Kiến thức phòng nhiễm liên quan đến tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất (N= 363)    60
Bảng 3.11. Thực hành về phòng nhiễm giun truyền qua đất (N = 363)    61
Bảng 3.12: Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng nhiễm giun truyền qua đất (N= 363)    62
Bảng 3.13: Thực hành phòng nhiễm liên quan đến tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất (N = 363)    64
Bảng 3.14: Thống kê số lượt lấy ý kiến trong hội thảo giữa các bên liên quan    65
Bảng 3.15. Cấu phần nội dung tài liệu can thiệp truyền thông giáo dục phòng nhiễm giun truyền qua đất cho học sinh tiểu học    68
Bảng 3.16. Số lượng đối tượng tham gia tại 2 trường    68
Bảng 3.17. Các hình thức áp dụng can thiệp phòng nhiễm giun truyền qua đất    69
Bảng 3.18. Kết quả nâng cao kiến thức về nguồn thông tin, tác nhân nhiễm giun truyền qua đất (n= 363)    70
Bảng 3.20. Kết quả nâng cao kiến thức về tác hại khi do nhiễm giuntruyền qua đất  (N = 363)    72
Bảng 3.21: Kết quả nâng cao kiến thức về nguyên nhân nhiễm giun truyền qua đất ( N= 363)    73
Bảng 3.22: Kết quả nâng cao kiến thức cách phòng nhiễm giun truyền qua đất    74
Bảng 3.23. Kết quả cải thiện điểm kiến thức phòng nhiễm giun truyền qua đất    75
Bảng 3.24.  Kết quả nâng cao thực hành về phòng nhiễm giun truyền qua đất    76
Bảng 3.25. Kết quả cải thiện điểm thực hành phòng nhiễm giun truyền qua đất    78

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Chu kỳ sinh học giun đũa    6
Hình 1.2. Chu kỳ sinh học Giun móc    8
Hình 1.3. Chu kỳ sinh học Giun tóc    8
Hình 1.4: Bản đồ địa giới hành chính xã và huyện nghiên cứu    28
Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu    32
Hình 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và theo trường (N= 363)    49
Hình 3.2: Tỉ lệ học sinh đạt và không đạt điểm kiến thức (N= 363)    57
Hình 3.3: Tỉ lệ học sinh đạt và không đạt về mức điểm thực hành (N= 363)    61
Hình 3.4. Tài liệu hướng dẫn dạy học sinh tiểu học phòng nhiễm giun truyền qua đất  (tài liệu bằng tiếng Lào, trang bìa được dịch sang tiếng Việt)    67
Hình 3.5. Một số hình ảnh tổ chức hoạt động trải nghiệm phòng nhiễm giun truyền qua đất cho các em học sinh tiểu học    70

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment