CAN THIỆP THAY ĐỔI KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ LỰA CHỌN GIỚI TÍNH TRƯỚC SINH TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2013-2016
CAN THIỆP THAY ĐỔI KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ LỰA CHỌN GIỚI TÍNH TRƯỚC SINH TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2013-2016.Mất cân bằng giới tính khi sinh xảy ra chủ yếu là do các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện hành vi lựa chọn giới tính trước sinh (LCGTTS) để có được đứa con theo giới tính mong muốn [37], [81]. Nguyên nhân của các hành vi này khá phức tạp, song nhiều nghiên cứu cho rằng có thể phân thành ba nhóm chính: Nhóm “các yếu tố cơ bản” liên đến những phong tục tập quán, quan niệm văn hóa truyền thống , ưu thích con trai….; nhóm “các yếu tố phụ trợ” như áp lực giảm sinh, chế độ an sinh xã hội, một số loại hình công việc đòi hỏi sức lao động cơ bắp của con trai…; và nhóm “các yếu tố trực tiếp” là sự tiếp cận dễ dàng tới công nghệ lựa chọn giới tính [82], [83].
Xu hướng gia tăng TSGTKS cũng được quan sát thấy ở Việt Nam trong hơn thập kỷ qua. Qua 3 cuộc Tổng điều tra Dân số, TSGTKS của Việt Nam đã tăng từ 105 (năm 1979) lên 106 (năm 1989) và 107 (năm 1999). Như vậy, cứ 10 năm TSGTKS lại tăng 1 điểm. Vấn đề MCBTSGTKS thực sự trở thành thách thức với Việt Nam từ năm 2006 khi TSGTKS tăng lên 110 và liên tục tăng qua các năm lên 112,2 vào năm 2016 [35], [44], [53], [54]. Trong số các địa phương phải đối mặt với tình trạng MCBTSGTKS nghiêm trọng có tỉnh Hải Dương nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng thuộc phía Bắc Việt Nam. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2009, TSGTKS toàn quốc là 110,8 trong khi đó tỷ số này ở Hải Dương là 120,3 – cao thứ hai trên toàn quốc và năm 2013 là 118,9 [39].
Các dự báo nhân khẩu học cho thấy rằng nếu TSGTKS tiếp tục tăng sau năm 2010 thì Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mất cân bằng cơ cấu giới tính (MCBCCGT). Đến năm 2050 sẽ có 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không thể kết hôn [44]. Nếu hành vi LCGTTS ở Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng không được ngăn chặn thì các tác động tiêu cực sẽ nảy sinh. MCBCCGT có thể làm tăng nguy cơ xung xã hội giữa người nghèo và người giàu, làm gia tăng bất bình đẳng giới (BĐG), 2phát triển các tệ nạn xã hội, tác động tiêu cực đến sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế, đe dọa cho sự phát triển bền vững của xã hội và thậm chí an ninh quốc tế [27], [59].Trong thời gian qua, ở Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng một số can thiệp phòng chống LCGTTS nhằm kiểm soát tình trạng MCBTSGTKS đã được triển khai. Tuy nhiên, do tính chất khó khăn và phức tạp của việc kiểm soát MCBTSGTKS trong bối cảnh của một xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề của các giá trị Nho giáo, nhận thức của nhân dân còn hạn chế, các vi phạm về LCGTTS có xu hướng lan rộng, những biện pháp can thiệp còn lẻ tẻ, chưa đủ mạnh, thiếu đồng bộ, đặc biệt nguồn lực thiếu nên kết quả còn rất hạn chế. Tình trạng MCBTSGTKS chưa được kiềm chế, vẫn tiếp tục tăng [9], [16], [25], [40].
Để giảm nhanh tốc độ gia tăng TSGTKS và dần đưa tỷ số này trở lại mức cân bằng tự nhiên càng sớm càng tốt là một đòi hỏi cấp thiết, cần được thực hiện bằng hệ thống các giải pháp phòng chống LCGTTS đồng bộ, hiệu quả. Tỉnh Hải Dương với sự trợ giúp của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) tiến hành chương trình can thiệp đồng bộ phòng chống LCGTTS nhằm giải quyết vấn đề MCBTSGTKS trong giai đoạn 2013-2016 trong khuôn khổ Dự án VNM8P08 “Phòng chống bạo lực gia đình, giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tinh khi sinh và chăm sóc người cao tuổi tại tỉnh Hải Dương” [9].
Nghiên cứu sinh tham gia trong tất cả các giai đoạn triển khai can thiệp tại Hải Dương và được phép của Chi cục DS-KHHGĐ Hải Dương sử dụng các số liệu thu thập phục vụ cho đề tài nghiên cứu: “Can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi về lựa chọn giới tính trước sinh tại tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2016”. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả các can thiệp thông qua phân tích, đánh giá các thay đổi về kiến thức, thái độ, hành vi về LCGTTS trước và sau khi triển khai can thiệp tại tỉnh Hải Dương và so sánh với địa bàn không can thiệp là tỉnh Hà Nam để rút ra các bài học và kinh nghiệm cho việc triển khai các can thiệp tương tự tại các địa phương có tình trạng MCBTSGTKS khác trên toàn quốc.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (18-40) về lựa chọn giới tính trước sinh và một số yếu tố liên quan tại 2 huyện thuộc tỉnh Hải Dương và 2 huyện thuộc Hà Nam năm 2013.
2. Đánh giá thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (18-40) về lựa chọn giới tính trước sinh tại 2 huyện thuộc tỉnh Hải Dương sau can thiệp
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………………….. i
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………………………. ii
MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………………… iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………………………….. ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ………………………………………………………………………………. xi
DANH MỤC CÁC HÌNH ……………………………………………………………………………… xiii
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………………. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………….. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ……………………………… 4
1.1. Một số khái niệm …………………………………………………………………………………… 4
1.2. Xu hướng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh ở một số nước trên thế giới
và Việt Nam ………………………………………………………………………………………………… 5
1.2.1. Tỷ số giới tính khi sinh trên thế giới………………………………………………….. 5
1.2.2. Sự khác biệt về TSGTKS theo một số đặc trưng …………………………………. 7
1.2.3. Tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam ……………………………………………….. 11
1.2.4. Tỷ số giới tính khi sinh tại Hải Dương và Hà Nam …………………………… 16
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến LCGTTS ……………………………………………….. 17
1.3.1. Các yếu tố cơ bản …………………………………………………………………………… 17
1.3.2. Các yếu tố phụ trợ …………………………………………………………………………. 18
1.3.3. Các yếu tố trực tiếp ………………………………………………………………………… 19
1.4. Những hậu quả của lựa chọn giới tính trước sinh …………………………………. 20
1.4.1. Thừa nam thiếu nữ ………………………………………………………………………… 20
1.4.2. Tác động tới thị trường hôn nhân …………………………………………………… 21
1.4.3. Ảnh hưởng xã hội ………………………………………………………………………….. 22
iv
1.5. Các giải pháp can thiệp phòng chống LCGTTS nhằm kiểm soát
MCBTSGTKS ở một số nước trên thế giới và Việt Nam ……………………………… 23
1.5.1. Nhóm giải pháp 1: Tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi
hành vi …………………………………………………………………………………………………… 24
1.5.2. Nhóm giải pháp 2: Các giải pháp tăng cường tuân thủ pháp luật …….. 26
1.5.3. Nhóm giải pháp 3: Các giải pháp nâng cao vị thế của phụ nữ và
bé gái ………………………….. ………………………….. ………………………….. ….. 30
1.6. Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS ……………….. 32
1.7. Khung lý thuyết đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS …….. 33
1.8. Thông tin tóm t ắ t v ề d ự án tri ể n kha i t ạ i H ả i Dương giai đo ạ n
2013 – 2016 ………………………….. ………………………….. ……………………… 37
1.9. Vai trò của nghiên cứu sinh trong nghiên cứu ………………………………………. 39
1.10. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu………………………………………………. 40
1.10.1. Thông tin chung về địa bàn can thiệp ……………………………………………. 40
1.10.2. Thông tin chung về địa bàn đối chứng…………………………………………… 42
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………….. 44
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 44
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng …………………………………………………… 44
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính ……………………………………………………… 45
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………… 45
2.2.1. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………….. 45
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………………………… 45
2.3. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………….. 46
2.3.1. Giai đoạn 1: Đánh giá trước can thiệp (2013) ………………………………….. 47
2.3.2. Giai đoạn 2: Triển khai các hoạt động can thiệp (2013-2016) …………… 47
2.3.3. Giai đoạn 3: Đánh giá sau can thiệp (2016) …………………………………….. 48
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu …………………………………………………………… 48
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng ……………………………………………………… 48
v
2.4.2. Chọn mẫu cho đánh giá định lượng và định tính …………………………….. 50
2.5. Công cụ thu thập số liệu ………………………………………………………………………. 54
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu cho điều tra định lượng …………………………….. 54
2.5.2. Công cụ thu thập số liệu cho điều tra định tính ……………………………….. 54
2.5.3. Thử nghiệm công cụ thu thập số liệu ………………………………………………. 55
2.6. Các biến số nghiên cứu ………………………………………………………………………… 55
2.7. Điều tra viên, giám sát viên ………………………………………………………………….. 57
2.7.1. Điều tra viên …………………………………………………………………………………. 57
2.7.2. Giám sát viên ………………………………………………………………………………… 57
2.7.3. Người dẫn đường ………………………………………………………………………….. 57
2.8. Quy trình thu thập số liệu ……………………………………………………………………. 57
2.8.1. Chuẩn bị cho nghiên cứu tại địa phương ………………………………………… 57
2.8.2. Một số quy định …………………………………………………………………………….. 58
2.8.3. Các bước tiến hành thu thập ………………………………………………………….. 58
2.8.4. Quy trình giám sát …………………………………………………………………………. 60
2.9. Chương trình can thiệp ………………………………………………………………………. 60
2.9.1. Tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi …………………. 61
2.9.2. Tăng cường tuân thủ pháp luật ………………………………………………………. 63
2.9.3. Nâng cao vị thế của phụ nữ và bé gái ……………………………………………….. 65
2.10. Đảm bảo chất lượng nghiên cứu …………………………………………………………. 67
2.10.1. Đảm bảo chất lượng nghiên cứu định lượng …………………………………. 67
2.10.2. Đảm bảo chất lượng nghiên cứu định tính …………………………………….. 67
2.10.3. Theo dõi, giám sát và đánh giá ……………………………………………………… 68
2.11. Xử lý và phân tích thông tin, số liệu ……………………………………………………. 68
2.11.1. Xử lý và phân tích dữ liệu định lượng …………………………………………… 68
2.11.2. Xử lý và phân tích dữ liệu định tính ………………………………………………. 70
2.12. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………………….. 70
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ………………………………………………………………………………… 72
vi
3.1. Thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi trong đánh giá trước can thiệp về
LCGTTS tại Hải Dương và Hà Nam năm 2013 …………………………………………… 72
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu trong đánh giá
trước can thiệp ……………………………………………………………………………………….. 72
3.1.2. Sinh con và mong muốn có con trai trong đánh giá trước can thiệp ….. 77
3.1.3. Kiến thức về LCGTTS và MCBTSGTKS trong đánh giá trước can
thiệp ………………………….. ………………………….. ………………………….. ……. 79
3.1.4. Nguồn thông tin về LCGTTS và MCBTSGTKS trong đánh giá trước
can thiệp ……………………………………………………………………………………………….. 82
3.1.5. Thái độ về LCGTTS trong đánh giá trước can thiệp …………………………. 83
3.1.6. Hành vi LCGTTS trong đánh giá trước can thiệp …………………………….. 88
3.2. Đánh giá thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi của các cặp vợ chồng
trong độ tuổi sinh đẻ về LCGTTS tại Hải Dương sau can thiệp …………………… 89
3.2.1. Thực trạng tỷ số giới tính khi sinh trước và sau can thiệp tại Hải Dương
và tỉnh đối chứng Hà Nam ………………………………………………………………………. 89
3.2.2. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu trong đánh giá sau
can thiệp ………………………………………………………………………………………………… 90
3.2.3. Sinh con và mong muốn có con trai ………………………………………………… 98
3.2.4. Thay đổi kiến thức về LCGTTS và MCBTSGTKS trong đánh giá sau can
thiệp (2016) ………………………………………………………………………………………….. 103
3.2.5. Tăng cường nguồn thông tin về vấn đề LCGTTS và MCBTSGTKS …. 106
3.2.6. Chuyển biến thái độ về BĐG và LCGTTS trong đánh giá sau can thiệp
(2016) ………………………………………………………………………………………………….. 109
3.2.7. Hành vi LCGTTS ………………………………………………………………………… 119
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………………….. 121
4.1. Đặc điểm của các đối tượng tham gia nghiên cứu ……………………………….. 121
vii
4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi c ủa các cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đ ẻ về LCGTTS trong đánh giá trước can thiệp tại Hải Dương và
Hà Nam ………………………….. ………………………….. ………………………….. ……. 122
4.2.1. Người quyết định chính về KHHGĐ và các vấn đề SKSS ………………… 122
4.2.2. Mong muốn có con trai/con gái …………………………………………………….. 124
4.2.3. Lý do cần có con trai ……………………………………………………………………. 125
4.2.4. Kiến thức về LCGTTS và MCBGTSGKS ………………………………………. 129
4.2.5. Thái độ về LCGTTS ……………………………………………………………………… 130
4.2.6. Hành vi LCGTTS ………………………………………………………………………… 131
4.3. Thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi của các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ sau can thiệp ………………………………………………………………………………… 132
4.3.1. Thay đổi kiến thức về LCGTTS …………………………………………………….. 132
4.3.2. Thay đổi thái độ về LCGTTS ………………………………………………………… 133
4.3.3. Thay đổi hành vi về LCGTTS ……………………………………………………….. 135
4.4. Hiệu quả của chương trình can thiệp …………………………………………………. 138
4.4.1. Về khung lý thuyết của nghiên cứu ……………………………………………….. 138
4.4.2. Về hoạt động can thiệp …………………………………………………………………. 139
4.4.3. Về hiệu quả của chương trình can thiệp ………………………………………… 143
4.5. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu …………………………………………………… 145
4.5.1. Những điểm mới và ưu điểm của nghiên cứu ………………………………… 145
4.5.2. Hạn chế của nghiên cứu ………………………………………………………………. 146
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………. 148
1. Kiến thức, thái độ, hành vi về LCGTTS của các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ trước can thiệp …………………………………………………………………………….. 148
1.1. Kiến thức về LCGTTS và MCBTSGTKS trong đánh giá trước
can thiệp ………………………….. ………………………….. …………….. 148
1.2. Thái độ về LCGTTS ………………………………………………………………………… 148
1.3. Hành vi LCGTTS trong đánh giá trước can thiệp ……………………………… 149
viii
2. Kiến thức, thái độ, hành vi về LCGTTS của các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ sau can thiệp ………………………………………………………………………………… 149
2.1. Thay đổi kiến thức về LCGTTS ……………………………………………………….. 149
2.2. Thay đổi thái độ về LCGTTS …………………………………………………………… 149
2.3. Thay đổi hành vi về LCGTTS ………………………………………………………….. 150
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………….. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………. 152
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN …………………………………………………………………………………………………… 164
Phụ lục 1: BẢNG HỎI PHỎNG VẤN CẶP VỢ CHỒNG TRONG ĐỘ TUỔI
SINH ĐẺ (18-40) …………………………………………………………………………………………. 165
Phụ lục 2: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ………………………………………………. 175
Phụ lục 3: HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM ………………………………………….. 180
Phụ lục 4: TỔNG HỢP CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ
VÀ HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN LCGTTS …………………………………………………. 183
Phụ lục 5: KẾT QUẢ CÁC CAN THIỆP TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG ………………. 18
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Ước lượng số phụ nữ bị thiếu tính đến năm 2010 ……………………………… 21
Bảng 1.2. Tóm tắt số liệu nhân khẩu học của thành phố Hải Dương và huyện Thanh
Miện ………………………………………………………………………………………………………….. 40
Bảng 1.3. Tóm tắt số liệu nhân khẩu học của thành phố Phủ Lý và huyện Duy
Tiên …………………………………………………………………………………………………………… 42
Bảng 2.1. Các xã, phường được chọn vào nghiên cứu ……………………………………… 50
Bảng 2.2. Các đối tượng của điều tra phỏng vấn sâu ………………………………………… 52
Bảng 2.3. Mẫu điều tra thảo luận nhóm ………………………………………………………….. 53
Bảng 3.1. Thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu ……………………………………… 72
Bảng 3.2. Mong muốn có con trai tại Hải Dương và Hà Nam trong đánh giá trước
can thiệp (2013) …………………………………………………………………………………………… 78
Bảng 3.3. Kiến thức đúng về phòng chống LCGTTS và MCBTSGTKS trong đánh
giá trước can thiệp (2013) …………………………………………………………………………….. 79
Bảng 3.4. Hồi quy logistic về Kiến thức tốt về vấn đề LCGTTS trong đánh giá trước
can thiệp (2013) …………………………………………………………………………………………… 81
Bảng 3.5. Khả năng tiếp cận các nguồn thông tin …………………………………………….. 82
Bảng 3.6. Tỷ lệ đồng ý với các nhận định thái độ về bình đẳng giới của đối tượng
trong đánh giá trước can thiệp (2013) …………………………………………………………….. 83
Bảng 3.7. Tỷ lệ đồng ý với các nhận định thái độ về vai trò, trách nhiệm của con
trai, con gái trong gia đình của đối tượng trong đánh giá trước can thiệp (2013) …. 84
Bảng 3.8. Hồi quy logistic về thái độ phản đối với hành vi LCGTTS trong đánh giá
trước can thiệp (2013) ………………………………………………………………………………….. 87
Bảng 3.9. Phá thai lựa chọn giới tính trong đánh giá trước can thiệp (2013) ……….. 88
Bảng 3.10. Tỷ số giới tính khi sinh trước và sau can thiệp ………………………………… 89
xii
Bảng 3.11. Phân bổ của các đối tượng trước và sau can thiệp theo phường/xã tại hai
tỉnh …………………………………………………………………………………………………………….. 91
Bảng 3.12. Thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu trong đánh giá sau can thiệp
(2016) ………………………………………………………………………………………………………… 92
Bảng 3.13. Người ra quyết định chính liên quan đến vấn đề sinh đẻ và kế hoạch hóa
gia đình trong đánh giá sau can thiệp (2016) …………………………………………………. 100
Bảng 3.14. Lý do chọn con trai trong đánh giá sau can thiệp (2016) ………………… 102
Bảng 3.15. Kiến thức tốt về LCGTTS và MCBTSGTKS trong đánh giá sau can
thiệp (2016) ………………………………………………………………………………………………. 105
Bảng 3.16. Phân tích khác biệt kép (DID) để kiểm soát tương tác của hai biến phụ
thuộc tác động tới Kiến thức về vấn đề LCGTTS và MCBTSGTKS ………………… 106
Bảng 3.17. Nguồn thông tin về MCBTSGTKS trong đánh giá sau can thiệp (2016) 108
Bảng 3.18. Phân tích khác biệt kép (DID) để kiểm soát tương tác của hai biến phụ
thuộc tác động tới Điểm thái độ phản đối với hành vi LCGTTS ………………………. 109
Bảng 3.19. So sánh thay đổi thái độ về BĐG trong đánh giá sau can thiệp (2016) 112
Bảng 3.20. So sánh thái độ về vai trò và trách nhiệm của con trai và con gái trong
gia đình của đối tượng ………………………………………………………………………………… 115
Bảng 3.21. So sánh thái độ với người sinh con một bề của đối tượng ………………. 118
Bảng 3.22. Hành vi về lựa chọn giới tính của đối tượng nghiên cứu ………………… 119
xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tỉ số giới tính khi sinh tại các quốc gia năm 2011 ………………………………. 5
Hình 1.2. TSGTKS tại Việt Nam qua các năm 1999-2016………………………………… 12
Hình 1.3. TSGTKS của tỉnh Hải Dương và Hà Nam qua các năm 2009-2016 …….. 16
Hình 1.4. Khung lý thuyết của Christope Z. Guilmoto về điều kiện tiên quyết dẫn
đến LCGTTS ………………………………………………………………………………………………. 35
Hình 1.5. Khung lý thuyết đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS …… 36
Hình 1.6. Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương ………………………………………………… 41
Hình 1.7. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam ……………………………………………………… 43
Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………….. 47
Hình 2.2. Sơ đồ mô tả kết quả theo 3 giai đoạn của nghiên cứu đánh giá KT-TĐ-TH
về LCGTTS ………………………………………………………………………………………………… 66
Hình 3.1. Phân bổ trình độ học vấn theo giới tính tại Hải Dương và Hà Nam ……… 74
Hình 3.2. Phân bổ nghề nghiệp theo giới tính tại Hải Dương và Hà Nam …………… 75
Hình 3.3. Phân bổ người đóng góp thu nhập chính trong gia đình tại Hải Dương và
Hà Nam ……………………………………………………………………………………………………… 76
Hình 3.4. Phân bổ người quyết định chính trong sử dụng BPTT và dịch vụ SKSS
trong gia đình tại Hải Dương và Hà Nam ……………………………………………………….. 77
Hình 3.5. TSGTKS giai đoạn 2013-2016 tại Hải Dương và Hà Nam …………………. 90
Hình 3.6. Phân bổ độ tuổi theo giới tính tại tại Hải Dương và Hà Nam trong đánh
giá sau can thiệp (2016) ……………………………………………………………………………….. 94
Hình 3.7. Phân bổ trình độ học vấn theo giới tính tại Hải Dương và Hà Nam trong
đánh giá sau can thiệp (2016)………………………………………………………………………… 95
Hình 3.8. Phân bổ dân tộc theo giới tính tại Hải Dương và Hà Nam trong đánh giá
sau can thiệp (2016) …………………………………………………………………………………….. 96
xiv
Hình 3.9. Phân bổ tôn giáo theo giới tính tại Hải Dương và Hà Nam trong đánh giá
sau can thiệp (2016) …………………………………………………………………………………….. 96
Hình 3.10. Phân bổ nghề nghiệp theo giới tính tại Hải Dương và Hà Nam trong
đánh giá sau can thiệp (2016)………………………………………………………………………… 97
Hình 3.11. Phân bổ người đóng góp thu nhập chính trong gia đình tại Hải Dương và
Hà Nam trong đánh giá sau can thiệp (2016) …………………………………………………… 98
Hình 3.12. Thay đổi điểm thái độ phản đối với hành vi LCGTTS của đối tượng tại
từng tỉnh …………………………………………………………………………………………………… 110
Hình 4.1. TSGTKS qua các năm 2013-2016 …………………………………………………. 13