Cẩn trọng 1 số nguyên nhân gan nhiễm mỡ
Điều tra dịch tễ năm 2019 cho biết, 1/3 dân số Việt Nam đang mắc căn bệnh nguy hiểm – gan nhiễm mỡ. Đáng chú ý, 1 tỷ lệ không nhỏ trong số này có cân nặng và men gan hoàn toàn bình thường. Vậy đâu mới là nguyên nhân gan nhiễm mỡ thực sự. Hãy cùng tìm hiểu!
Nguyên nhân gan nhiễm mỡ là bệnh lý do rối loạn chức năng gan
Gan là tạng lớn nhất cơ thể, chiếm tới 2% trọng lượng cơ thể ở người trưởng thành và 5% ở trẻ mới sinh. Gan cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sinh chuyển hóa ở người.
Gan bao gồm 2 loại tế bào chính: hepatocytes và kufffer. Các tế bào này đảm nhận các chức năng chính của gan: chuyển hóa, chống độc, tạo mật và dự trữ.
Khi các tế bào này rối loạn hoặc bị tổn thương, chức năng gan giảm. Các rối loạn hoặc tổn thương nhỏ nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý gan mạn tính. Trong đó, nguyên nhân gan nhiễm mỡ sâu xa cũng chính do rối loạn chức năng gan gây nên. Vậy Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ: Khái niệm, dịch tễ và mức độ nguy hiểm
Tình hình chung về bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là bệnh gan phổ biến nhất ở các nước phương Tây. Bệnh lý này tác động đến khoảng 17 – 46% người trưởng thành. Tại Việt Nam, khoảng 30% dân số đang mắc phải bệnh lý này. Đáng chú ý, những người có cân nặng và men gan bình thường vẫn có thể bị gan nhiễm mỡ. Trên thực tế, nguyên nhân gan nhiễm mỡ không chỉ dừng lại ở vấn đề thừa cân, béo phì.
Gan nhiễm mỡ gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Gan nhiễm mỡ còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Bệnh đặc trưng bởi lượng mỡ tích tụ trong gan > 5% trọng lượng gan.Đồng thời, gan to kín đáo, các men chuyển hoá và phosphat kiềm tăng nhẹ.
So với viêm gan virus và xơ gan, gan nhiễm mỡ ít nghiêm trọng hơn nhưng cần phát hiện sớm để điều trị khỏi hoàn toàn. Cũng cần lưu ý, mắc gan nhiễm mỡ làm gia tăng nguy cơ tiến triển xơ gan và ung thư gan.
Phân độ gan nhiễm mỡ
Dựa vào tỷ lệ mỡ trong gan, người ta phân gan nhiễm mỡ thành các cấp độ khác nhau. Gan nhiễm mỡ có 4 cấp độ.
Cấp độ 1:
Giai đoạn đầu của gan nhiễm mỡ, bệnh nhẹ, lành tính, chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tỉ lệ mỡ chiếm 5 – 10% trọng lượng gan, tích tụ không viêm (Các men AST, ALT bình thường).
Đây được coi là giai đoạn phát bệnh thầm lặng do triệu chứng không rõ ràng. Bệnh tiến triển âm thầm khiến mỡ tích tụ trong gan ngày càng nhiều và gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, thông qua thăm khám, bác sỹ có thể phát hiện bệnh sớm. Sau thăm khám và điều tra nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ, các biện pháp xử lý sớm được áp dụng. Chức năng gan có thể phục hồi hoàn toàn sau điều trị.
Cấp độ 2:
Tỉ lệ mỡ chiếm trên 10 – 25% trọng lượng gan. Cấp độ này đã xuất hiện tình trạng viêm (các men AST, ALT tăng cao). Mỡ đã lan rộng ra các mô gan, cơ hoành, làm giảm các đường bờ của tĩnh mạch trong gan.
Ở giai đoạn 2, người bệnh cũng chưa xuất hiện dấu hiệu lâm sàng của gan nhiễm mỡ. Bệnh chỉ có thể phát hiện khi siêu âm hoặc chụp cắt lớp gan. Đây vẫn được xem là giai đoạn đầu của bệnh và chưa nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng sang cấp độ 3 nếu không điều trị.
Cấp độ 3
Tỉ lệ mỡ chiếm trên 25 – 30% trọng lượng gan, có viêm (AST, ALT tăng cao). Các mô mỡ làm trì trệ chức năng thải độc, chuyển hóa của gan khiến bệnh rất khó điều trị và phục hồi.
Cấp độ 4:
Là giai đoạn cuối của bệnh, tình trạng tích tụ mỡ trên 30% trọng lượng gan, nhu mô gan bị tổn thương, xơ hóa không hồi phục. Đây là những nguyên nhân dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Gan nhiễm mỡ cấp độ 4 dễ phát hiện hơn vì đã có một số biểu hiện lâm sàng như: buồn nôn, vàng da, ăn uống không tiêu, đau bụng…Để phục hồi các tổn thương ở tế bào gan cần có thời gian và cách chữa trị phù hợp.
Nguyên nhân gan nhiễm mỡ phổ biến tại Việt Nam
Gan nhiễm mỡ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm: Lối sống, bệnh lý mắc kèm, tác dụng phụ của thuốc điều trị…Những người có men gan và cân nặng bình thường, thậm chí người gầy cũng có thể bị gan nhiễm mỡ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ phổ biến tại Việt Nam hiện nay:
Nguyên nhân gan nhiễm mỡ mạn tính
– Nghiện rượu:
Uống rượu bia thường xuyên là nguyên nhân hàng đầu gây gan nhiễm mỡ và các bệnh lý về gan. Cồn (Ethanol) trong rượu trực tiếp gây độc cho gan, làm quá tải hoạt động của tế bào gan dẫn đến tổn thương gan và giảm sự oxy hoá của mỡ trong gan. Theo thống kê, có tới 60% trường hợp người nghiện rượu mắc gan nhiễm mỡ. 20% – 30% trong số này có thể phát triển thành xơ gan. Không những vậy, uống nhiều rượu bia còn làm men gan tăng cao, dễ gây viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
– Bệnh béo phì (viêm gan nhiễm mỡ):
Béo phì là nguyên nhân chính gây nên bệnh gan nhiễm mỡ. Có đến 50% người béo phì bị gan nhiễm mỡ. Điều này là do sự gia tăng các mô mỡ và giải phóng axit béo tự do gây ra. Người béo phì cần có chế độ giảm cân thích hợp. Cần giảm lượng tinh bột, nước ngọt do khả năng chuyển hoá từ đường thành mỡ dự trự. Cần lưu ý, người béo phì bị gan nhiễm mỡ không được giảm cân đột ngột, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.
– Bệnh tiểu đường:
Khoảng 50% bệnh nhân tiểu đường bị gan nhiễm mỡ. Kháng Insulin trong tiểu đường tuýp 2 là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra gan nhiễm mỡ đơn thuần và bệnh lý gan nhiễm mỡ nói chung. Các nhà khoa học cũng tin rằng, chính hội chứng chuyển hoá – một bệnh làm tăng nguy cơ bị tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ.Vì thế đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần phải ổn định đường huyết, thực hiện giảm cân khoa học (nếu thừa cân). Điều này cũng góp phần làm giảm tình trạng gan nhiễm mỡ ở người tiểu đường.
– Tăng lipid máu:
Tăng lipid máu hay còn gọi là tăng mỡ máu thường kèm theo bệnh gan nhiễm mỡ. Vì thế để hạn chế tình trạng này người bệnh cần tránh sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, các chất béo, kiêng ăn ngọt, giảm tinh bột và ăn nhiều rau xanh, trái cây.
Nguyên nhân gan nhiễm mỡ cấp tính
– Gan nhiễm mỡ trong thai kỳ:
Gan nhiễm mỡ cấp ở thai kỳ là bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong cao. Tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cấp từ 1/7.000-11.000. Bệnh này thường xảy ra ở thai phụ sinh con lần đầu phụ nữ đa thai, sản phụ nhẹ cân (BMI dưới 20), nhất là ở người trẻ tuổi. Gan nhiễm mỡ có thể xảy ra khoảng giữa tuần 32 – 38 của thai kỳ. Tỷ lệ tử vong cao, ở mẹ khoảng 18% do nhiều biến chứng và ở thai khoảng 47%.
– Sử dụng các loại thuốc gây nhiễm mỡ ở gan:
Sử dụng hormone trong một thời gian dài có thể khiến người béo phì dễ mắc gan nhiễm mỡ. Tetracycline cũng có thể gây ra gan nhiễm mỡ, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Triệu chứng bệnh tương tự như gan nhiễm mỡ cấp tính khi mang thai, nhưng tỷ lệ tử vong cao hơn ở mẹ.
Nếu phát hiện có 1 trong những nguy cơ bị gan nhiễm mỡ ở trên, bạn nên đi khám và điều trị sớm. Tuân thủ tuyệt đối điều trị của bác sỹ chuyên khoa, không tự điều trị nếu chưa qua chẩn đoán. Nếu may mắn chưa mắc gan nhiễm mỡ, áp dụng ngay các phương pháp phòng ngừa bệnh khoa học và an toàn.
Kết luận:
Có nhiều nguyên nhân gan nhiễm mỡ ngoài béo phì. So với viêm gan virus và xơ gan, gan nhiễm mỡ ít nghiêm trọng hơn nhưng cần phát hiện và điều trị sớm. Dừng ngay lối sống thiếu khoa học, bỏ bia rượu, tránh ăn nhiều đồ ngọt để phòng bệnh ngay hôm nay.
Đọc thêm: Một số thực phẩm giảm lượng mỡ trong gan nên ăn hàng ngày!
Theo Benh.vn