Cập nhật bệnh ký sinh trùng ở Việt Nam

Cập nhật bệnh ký sinh trùng ở Việt Nam

Việt Nam là nước nhiệt đới, vệ sinh môi trường, lối sống, tập quán ăn uống, canh tác của người dân là điều kiện thuận lợi cho các bệnh ký sinh trùng phát triển và phổ biến trong toàn quốc. Bệnh ký sinh trùng là gánh nặng bệnh tật của cộng đồng. Nhiễm giun đường ruột phổ biến trên toàn quốc, có nơi ở miền Bắc tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc là 80-90%, nhiễm giun móc/mỏ có nơi 70 – 85%. Sán lá gan nhỏ phân bố ở ít nhất 32 tỉnh, có địa phương tỷ lệ nhiễm trên 30%. Sán lá gan lớn phân bố ở ít nhất trên 52 tỉnh với số lượng trên 20.000 bệnh nhân, có nơi tỷ lệ nhiễm 11,1%. Sán lá ruột lớn lưu hành ở ít nhất 16 tỉnh, có nơi tỷ lệ nhiễm 3,8%. Sán lá phổi lưu hành ở ít nhất 10 tỉnh, có nơi tỷ lệ nhiễm 15%. Sán lá ruột nhỏ đã xác định lưu hành ở ít nhất 18tỉnh với 5 loài, có nơi tỷ lệ nhiễm tới 52,4%. Sán dây/ấu trùng sán lợn lư-u hành ở ít nhất 50 tỉnh, có nơi tỷ lệ nhiễm sán dây 12% và nhiễm ấu trùng sán lợn 7,2%. Bệnh giun xoắn trichi- nelliasis đã gây ra 5 vụ dịch với trên 100 bệnh nhân và tử vong 8 người. Đã có hàng trăm bệnh nhân nhiễm giun Gnathostoma spinigerum, nhiều chục trẻ em viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do nhiễm giun lươn Angiostrongylus. Giun Dirofilaria repens và Thelazia callipaeda ký sinh ở mắt người đã được phát hiện, ở Việt Nam có 43,4 triệu người sống trong vùng sốt rét, trong đó có 15 triệu người sống trong vùng sốt rét nặng.

1.    Giun truyền qua đất (hay thường gọi là giun đường ruột) thường gặp
1.1.    Nguyên nhân và mức độ phổ biến
Giun truyền qua đất chủ yếu gồm: giun đũa Ascaris lumbricoides, giun móc/mỏ An- cylostoma duodenale/Necator americanus, giun tóc Trichuris trichiura, giun kim Enterobi- us vermicularis và giun lươn Strongyloides stercoralis. Trong ống tiêu hoá, giun móc/mỏ ký sinh ở tá tràng, giun đũa, giun lươn ở ruột non, giun tóc và giun kim ở manh tràng và đại tràng, trực tràng. Mầm bệnh là trứng/ấu trùng giun phát tán ở ngoại cảnh (đất) và xâm nhập vào người qua đường miệng (giun đũa/giun tóc/giun kim), đường da (giun móc/ mỏ/giun lươn). Các yếu tố nguy cơ bao gồm tập quán canh tác (bón phân tươi, tuy rằng có nơi không bón phân tươi nhưng không có hố xí, mầm bệnh phát tán tự do vào môi trường); tập quán ăn uống (ăn rau sống, uống nước lã…); vệ sinh kém (vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, hố xí không hợp vệ sinh, không đủ nước sạch…); dân trí thấp; kinh tế kém phát triển; điều kiện tự nhiên thuận lợi (nóng ẩm quanh năm). Giun truyền qua đất phổ biến trên toàn quốc (giun đũa, giun tóc có nơi ở miền Bắc tỷ lệ nhiễm > 90%; giun móc/mỏ cũng phổ biến trong cả nước, có nơi 80% thậm chí 85%; giun kim có tỷ lệ nhiễm cao trong các nhà trẻ, có nơi 50%; giun lươn có tỷ lệ nhiễm thấp nhưng khó chẩn đoán[11].
1.2.    Tác hại của giun truyền qua đất
Tuỳ từng loại giun, tuỳ cường độ nhiễm, thời gian nhiễm và sức chịu đựng của người bệnh mà bệnh giun sán gây tác hại nhiều hay ít đối với con người. Nói chung, giun đường ruột có các tác hại như gây mất chất dinh dưỡng làm trẻ em thiếu chất, suy dinh dưỡng, kém phát triển trí tuệ, gây thiếu máu, suy tuỷ….(giun móc), gây tắc ruột, lồng ruột, giun chui ống mật, chui ruột thừa, thủng ruột (giun đũa), gây viêm ruột kéo dài, loét tá tràng (giun lươn), ngứa hậu môn ban đêm/ mất ngủ, viêm quanh hậu môn và sinh dục nữ (giun kim)[11].
1.1.3. Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh giun truyền qua đất
Chẩn đoán xác định giun truyền qua đất chủ yếu xét nghiệm phân tìm trứng (giun đũa, giun tóc, giun móc), tìm ấu trùng (giun lươn), giấy bóng kính dán hậu môn (giun kim); chẩn đoán huyết thanh miễn dịch với giun lươn tốt hơn.
Điều trị giun truyền qua đất bằng nhóm Benzimidazole (Albendazole hoặc Meben- dazole), giun đũa, giun móc có thể dùng Py- rantel pamoate [11].
Phòng chống giun truyền qua đất cần quản lý phân tốt (không bón phân tươi cho cây, cần ủ phân đúng thời gian và kỹ thuật, xây dựng hố xí hợp vệ sinh); sử dụng nước sạch; vệ sinh ăn uống tốt (không ăn rau sống, không uống nước lã); tăng cường giáo dục sức khoẻ, nâng cao dân trí về phòng chống giun; mọi người, mọi gia đình, mọi ngành cần tham gia phòng chống giun; điều trị hàng loạt, định kỳ cho trẻ em tuổi học đường là đối tượng có tỷ lệ nhiễm cao, nếu có điều kiện tẩy giun toàn dân. Ngoài ra, cần bảo vệ da khi tiếp xúc với đất (với giun móc/ mỏ và giun lươn).

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment